Phân tích AES là gì? Và ứng dụng của tiêu chuẩn mã hóa này

Phân tích AES là gì? Có gì đặc biệt? Tiêu chuẩn mã hóa này được ứng dụng ra sao? là chủ đề trong bài viết hôm nay của tôi. Theo dõi bài viết để biết nhé. Trong thời đại Internet đang phát triển như hiện nay, việc giao tiếp thông tin giữa các người dùng với nhau trên máy tính hay điện thoại cũng cần được bảo mật hơn. Vì thế, AES được sinh ra nhằm hỗ trợ vấn đề này. Vậy, chính xác AES là gì, nguyên lý hoạt động, và ứng dụng của AES trong thực tế là như thế nào? Cùng xem câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

1. AES là gì?

AES, từ viết tắt của Advanced Encryption Standard (tạm dịch là chuẩn mã hóa cấp cao), là chuẩn mã hoá dữ liệu thuộc kiểu thuật toán “mã hóa khối” (block cipher) do Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia Hoa Kỳ giới thiệu vào năm 2001.

Mục tiêu của AES được sinh ra nhằm bảo vệ các dữ liệu thông qua quá trình mã hoá và giải mã dữ liệu, và tính đến hiện nay, AES được sử dụng vô cùng phổ biến, kể cả tại Việt Nam (theo TCVN 7816:2007).

2. Nguyên lý hoạt động của AES

Thuật toán mã hoá khối mạng thay thế hoán đổi (SPN) được áp dụng vào trong chuẩn mã hoá AES, với mỗi khối kích thước là 128, 192 và 256 bit. Quá trình khởi đầu với khối plain text (văn bản thuần túy) kích thước chuẩn được chèn vào hàng, và cuối cùng là mã hoá. Ba bước không thể thiếu đó là thay thế, chuyển đổi và hòa trộn.

Và để tiếp cận được dữ liệu gốc ban đầu, người dùng phải biết được cả khoá mã hoá lẫn khoá giải mã, nếu không thì dữ liệu nhận được cũng sẽ chỉ là đống lộn xộn khó hiểu.

3. Ứng dụng của AES

– AES cho tất cả mọi người

Những người dùng phổ thông có thể sử dụng AES để mã hoá dữ liệu theo thuật toán AES. Chẳng hạn, bạn có thể truy cập trang AES Encryption, sau đó nhập dữ liệu và áp mã khoá. Tuy nhiên, với phương pháp này thì thiếu tính bảo mật, và chỉ dùng cho các tác vụ thông thường.

– Mã hoá thông tin trong phần mềm

Với các ngôn ngữ lập trình như C/C++, Java hay Assembler, bạn có thể viết thuật toán AES vào trong phần mềm để mã hoá dữ liệu, và chúng hỗ trợ rất nhiều hệ điều hành như Linux hay Windows.

– Áp dụng vào các thiết bị phần cứng

Hai dòng thiết bị được áp dụng thuật toán AES bao gồm dòng thiết bị thứ nhất dựa trên hoạt động của hệ vi xử lý và dòng thiết bị thứ hai, thường thấy ở dạng thiết cắm qua cổng USB, hay ở dạng thẻ thông minh (smart card).

– Truyền thông tin thông qua Internet

Thông qua kết nối HTTPS, dữ liệu được mã hoá và giải mã thông qua thuật toán AES, từ đó giúp thông tin được bảo mật hơn khi so sánh với HTTP. Ngoài ra, WiFi hiện nay cũng đang sử dụng thuật toán AES, đồng thời khi kết hợp với giao thức WPA2 thì giao tiếp này trở nên an toàn hơn.

Vừa rồi là các thông tin về AES, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của AES trong thực tiễn. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong những bài viết khác!