Sự thật về Bàn phím công thái học là gì? Và những lợi ích

Liệt kê Bàn phím công thái học là gì? Lợi ích của bàn phím công thái học là vấn đề trong bài viết hôm nay của tôi. Theo dõi nội dung để hiểu thêm nhé. Nhằm đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, các mẫu bàn phím công thái học được ra đời và dần nhận được sự tin dùng. Vậy bàn phím công thái học là gì? Nó có đặc điểm gì và có nên chọn bàn phím công thái học chơi game hay không. Theo dõi bài viết để có được câu trả lời nhé!

ban-phim-cong-thai-hoc-la-gi-loi-ich-cua-ban-phim

I. Bàn phím công thái học là gì?

Bàn phím công thái học là một loại bàn phím có hình dáng và thiết kế đặc biệt so với bàn phím thông thường. Đặc điểm này giúp mang lại cảm giác sử dụng thoải mái, dễ chịu nhất cho người dùng, giảm bớt được sự khó khăn và có đạt được hiệu quả cao hơn trong quá trình thao tác phím.

Bàn phím công thái học có rất nhiều mẫu mã và hình dáng đa dạng khác nhau từ thiết kế phím lõm hoặc thấp dần, các phím được đặt ở khoảng cách hợp lý hay tách ra hai bên so gới điểm trung tâm thành dạng chữ V… Dù hình dạng khác nhau nhưng tất cả chúng đều hướng đến mục tiêu mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

II. Các loại bàn phím công thái học

1. Bàn phím chia (Split keyboard)

Đúng như tên gọi của nó, dạng bàn phím công thái họ này có các phím được chia thành 2 hoặc 3 nhóm riêng biệt. Với cách sắp xếp này người dùng có thể gõ phím ở các góc khác nhau thay vì chỉ duy nhất một hướng so với bàn phím thông thường giúp cho thao tác được thuận lợi và đỡ mỏi tay hơn.

2. Bàn phím dạng khối (Contoured keyboard)

Bàn phím khối được coi là bước phát triển tiếp theo của khái niệm chia bàn phím. Loại bàn phím này có thiết kế phím được bố trí ở hai bên theo gần đúng độ rộng của vai. Các phím chữ số được phân bố đều hai bên còn các phím chức năng được sắp xếp ở giữa để có thể dễ dàng gõ bằng ngón cái. Với thiết kế này cánh tay và cổ tay của người dùng sẽ di chuyển rất ít, giảm bớt được sự mỏi mệt khi thao tác phím lâu.

3. Bàn phím cầm tay (Handheld keyboards)

Bàn phím cầm tay có thiết kế độc đáo với hình dáng giống với các tay cầm chơi game. Thiết kế đặc biệt này giúp người dùng dễ dàng cầm trên tay thay vì phải đặt trên mặt phẳng như các bàn phím thông thường khác. Nhờ đó người dùng có thể thao tác phím bình thường dù đang đi lại trong phòng hay nằm ngả lưng trên ghế. Bên cạnh đó, bàn phím cầm tay còn có thêm cả chuột bi xoay, người dùng có thể di chuyển chuột ngay trên bàn phím.

4. Bàn phím chia góc (Angle split keyboard)

Bàn phím chia góc hay còn có tên gọi khác là bàn phím Klockenburg có thiết kế khá giống với bàn phím chia. Điểm khác biệt của bàn phím này là phần giữa được làm nhô cao lên giúp ngón trỏ có vị trí cao hơn các ngón khác khi gõ tạo cảm giác gõ thoải mái, đỡ mỏi tay hơn.

III. Lợi ích của bàn phím công thái học

1. Cải thiện tư thế

Với thiết kế công thái học tạo nên khung phím uốn lượn giúp người sử dụng có tư thể đặt bàn tay, cổ tay và cả cánh tay khi sử dụng phím được thoải mái và tự nhiên hơn. Từ đó giúp giảm hiện tượng căng, mỏi cơ khi thao tác phím lâu. Với tư thế được cải thiện người dùng sẽ có được trải nghiệm dễ chịu, tốt nhất ngay khi đặt tay lên bàn phím.

2. Nâng đỡ cổ tay

Với thiết kết chỗ để cổ tay có thêm phần đệm giúp nâng đỡ và đặt cánh tay, cổ tay ở trên bàn phím. Với vị trí này cổ tay sẽ được thoải mái và đỡ bị đau, mỏi. Bên cạnh đó thao tác phím cũng được nhanh và hiệu quả hơn.

3. Giảm hiện tượng uốn cổ tay

Với thiết kế khung phím chia đôi, uốn lượn kết hợp với chỗ gác tay có thêm đệm giúp giảm đáng kể áp lực lên phần cổ tay khi dùng phím. Nhờ đó tay và vai của bạn được thoải mái, thư thái giúp giảm hiện tượng uốn cổ tay. So với các bàn phím thường thì bàn phím công thái học giúp giảm 25% hiện tượng uốn cổ tay cho người dùng khi sử dụng phím trong thời gian dài.

Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu về bàn phím công thái học và lợi ích mà bàn phím công thái học mang lại. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Nếu bạn còn biết thêm điều gì thú vị, đừng ngần ngại bình luận phía dưới để mọi người cùng biết nhé!