Tập hợp Blender là gì? Những tính năng nổi bật của Blender

Review Blender là gì? Có tính năng nào nổi bật? Có nên dùng không? là ý tưởng trong bài viết hôm nay của tôi. Theo dõi nội dung để đọc thêm nhé. Chắc bạn đã từng nghe qua các phần mềm thiết kế như AutoCAD, SketchUp, TurboCAD,… nhưng bạn đã nghe qua phần mềm tên là Blender hay chưa? Nếu chưa thì bạn hãy theo dõi bài viết sau để biết phần mềm này là gì và xem nó sở hữu những tính năng độc đáo nào nhé!

Blender là gì? Có tính năng nào nổi bật? Có nên dùng không?

I. Khái niệm

1. Blender là gì?

Blender là phần mềm thiết kế đồ họa 3D có thể sử dụng hoàn toàn miễn phí, người dùng có thể sử dụng phần mềm này để dựng phim hoạt hình, làm kỹ xảo, mẫu in 3D và video game.

2. Lịch sử hình thành

Blender chính thức ra đời như một ứng dụng nội bộ vào 2/1/1994 bởi NeoGeo và Not a Number Technologies (NaN). Ton Roosendaal chính là cha đẻ của Blender và ông cũng là người trực tiếp nghiên cứu, tạo ra phần mềm này. Trước đó ông cũng đã từng tự mình viết ra một chương trình có khả năng dò tia có tên là Traces.

Tên gọi Blender được Ton Roosendaal lấy cảm hứng từ tên của một ca khúc trong album Baby của ban nhạc Yello. Phần mềm này đã được giới thiệu dưới dạng shareware cho đến khi NaN chính thức phá sản vào năm 2002.

Ton Roosendaal

Ton Roosendaal

Mặc dù NaN phá sản vào tháng 3/2002 nhưng vào khoảng đầu tháng 2 họ vẫn tạo ra phiên bản Blender 2.25 với mô hình 3D đầu của một con khỉ với mục đích thử nghiệm.

Mô hình này có tên là Suzanne và được tạo ra bởi Willem-Paul van Overbruggen, tên của nó lấy ý tưởng từ tên chú đười ươi trong bộ phim Jay and Silent Bob Strike Back. Sau này, Suzanne có sẵn trong Blender và người dùng có thể dùng nó để trải nghiệm các chức năng khác nhau của phần mềm.

Khỉ Suzanne

Khỉ Suzanne

Vào tháng 5/2002, Ton Roosendaal đã sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Blender Foundation nhằm tìm cách phát triển tiếp tục Blender dưới dạng shareware. Và 2 tháng sau đó, Roosendaal đã mở ra một chiến dịch nhằm kêu gọi tài trợ và nhanh chóng đạt được sự ủng hộ của công chúng. Nên hiện tại, bạn có thể sử dụng phần mềm hoàn toàn miễn phí cùng với mã nguồn mở.

Tuy là miễn phí nhưng Blender vẫn mang lại nhiều giá trị cho người dùng. Phần mềm còn được khá nhiều nhà làm phim hoạt hình chuyên nghiệp ưa chuộng, kể cả NASA cũng dùng Blender cho nhiều hoạt động của mình.

II. Các tính năng mạnh mẽ của Blender

1. Các công cụ trực quan, điêu khắc 3D

Tính năng có thể được xem là điểm mạnh của Blender đó chính là phần mềm sẽ đem đến cho người dùng các công cụ tạo hình, điêu khắc 3D. Tính năng tạo hình thì nó sẽ tương tự như các phần mềm khác, nhưng tính năng điêu khắc sẽ khiến cho bạn kinh ngạc khi với những tính năng như đẩy, kéo lưới,…

Tính năng điêu khắc sẽ giúp bạn tạo hình sản phẩm có độ chính xác và chi tiết cao, tương tự như sản phẩm của các nghệ sĩ điêu khắc. Bên cạnh đó, bạn có thể chuyển đổi giữa các tính năng tạo hình và điêu khắc chỉ với một lệnh nhanh.

Blender sở hữu các công cụ trực quan, điêu khắc 3D

Blender sở hữu các công cụ trực quan, điêu khắc 3D

2. Tạo hiệu ứng kỹ xảo chuyên nghiệp

Phần mềm còn giúp người dùng tạo hiệu ứng kỹ xảo một cách chuyên nghiệp. Các thao tác thực hiện vô cùng đơn giản, bạn sẽ nhập cảnh thô, theo dõi cảnh, tạo lớp phủ, theo dõi sự chuyển động hiệu ứng kỹ xảo 3D, sau đó thì chỉnh sửa để hình ảnh được chân thực hơn.

Tạo hiệu ứng kỹ xảo chuyên nghiệp

Tạo hiệu ứng kỹ xảo chuyên nghiệp

3. Chỉnh sửa các đoạn video, vlog

Blender không chỉ là phần mềm thiết kế thông thường, phần mềm còn đem lại cho người dùng tính năng chỉnh sửa video, vlog vô cùng mạnh mẽ. Với tính năng này, người dùng có thể chỉnh sửa, cắt ghép và biên tập video một cách nhanh chóng.

4. Kết cấu & Mở gói UV

Nếu bạn chưa muốn in 3D thì kết cấu gói UV sẽ giúp sản phẩm của bạn được đẹp hơn sau quá trình dựng mô hình, tính năng này còn giúp tạo ra nhiều điểm sắc nét hơn cho sản phẩm của bạn.

Còn tính năng mở gói UV sẽ cho phép bạn làm phẳng bề mặt của mô hình, và sau đó thì bạn có thể vẽ theo kết cấu của riêng mình. Tính năng còn hỗ trợ bạn điều chỉnh độ mờ, độ khuếch tán, phản xạ ánh sáng hoặc ánh sáng nền của sản phẩm.

Kết cấu & Mở gói UV

Kết cấu & Mở gói UV

5. Một số tính năng khác

Ngoài ra, Blender còn sở hữu một số tính năng độc đáo khác:

    • Grease Pencil: công cụ hỗ trợ vẽ 3D bằng bút 2D
    • Các hiệu ứng mô phỏng vật lý
    • Mô phỏng khói, áp vân bề mặt, hạt
    • Công cụ render của phần mềm vô cùng mạnh mẽ sẽ hỗ trợ bạn xuất hình ảnh, video ở mọi độ phân giải
    • Tập lệnh tích hợp sẽ cho phép người dùng định hình chương trình theo sở thích

III. Có nên sử dụng Blender để thiết kế không?

Như bạn có thể thấy, Blender sở hữu tất cả các tính năng vô cùng tiện ích, không thua kém gì so với những phần mềm thông thường khác. Bạn có thể sử dụng Blender như một người trợ thủ đắc lực trong quá trình thiết kế. Từ dựng phim, hậu kỳ, vẽ 3D cho đến tạo hiệu ứng kỹ xảo,… nó đều hỗ trợ rất tốt.

Và nếu đã dùng Blender, thì khi bạn muốn chuyển sang sử dụng một phần mềm khác bạn sẽ không tốn quá nhiều thời gian để tìm hiểu và sử dụng. Vì thế, lời khuyên của mình thì bạn nên sử dụng Blender trong quá trình học tập và làm việc nhé!

Blender hỗ trợ dựng phim, hậu kỳ vô cùng hiệu quả

Blender hỗ trợ dựng phim, hậu kỳ vô cùng hiệu quả

Có thể bạn quan tâm: Top 10 laptop dùng Blender mượt, đỉnh nhất cần sở hữu ngay

IV. Một số câu hỏi liên quan

1. Blender có miễn phí không?

Đối với các phần mềm khác thì bạn phải tốn khá nhiều chi phí để sử dụng phần mềm bản quyền, nhưng đối với Blender thì phần mềm này hoàn toàn miễn phí, vì thế bạn không cần tốn công crack phần mềm gì cả, chỉ cần tải xuống, cài đặt và sử dụng thôi.

2. Blender có tương thích với cả Windows và MacOS không?

Bạn có thể yên tâm khi Blender có khả năng tương thích đa nền tảng, từ Windows, macOS cho đến Linux.

3. Mã nguồn mở của Blender có ưu điểm gì?

Với mã nguồn mở của Blender thì bạn có thể lấy mã nguồn đó nghiên cứu, thay đổi, cải tiến phần mềm và chia sẻ nó dưới dạng thay đổi hoặc chưa thay đổi. Điều này đã giúp cho phần mềm thu hút được một cộng động người sử dụng vô cùng đông đáo khi các tài nguyên, tài liệu được chia sẻ qua lại cho nhau.

Bài viết trên đã làm rõ hơn về phần mềm Blender và cũng như đưa ra lời khuyên có nên sử dụng nó trong việc thiết kế hay không. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho riêng mình. Nếu bạn cảm thấy những chia sẻ trên hữu ích thì đừng quên chia sẻ và để lại bình luận ở phía bên dưới nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!