Tìm hiểu Bus RAM là gì? Cách xem, kiểm tra Bus RAM dễ dàng và nhanh chóng là ý tưởng trong bài viết hôm nay của tôi. Theo dõi bài viết để hiểu nhé. Bus RAM là một trong những thông tin quan trọng và cần thiết nhất mà bạn cần phải hiểu rõ trước khi ra quyết định mua một chiếc máy tính mới hoặc nâng cấp, sửa chữa máy tính, laptop hiện tại. Vậy bus RAM là gì và làm thế nào để xem, kiểm tra bus RAM nhanh chóng? Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu thêm nhé!
1. Bus là gì?
Bus là tên viết gọn của từ Latin omnibus. Bus là hệ thống hỗ trợ việc truyền nhận dữ liệu giữa các thành phần bên trong một chiếc máy tính hoặc giữa nhiều máy tính với nhau.
Bus là hệ thống hỗ trợ việc truyền nhận dữ liệu giữa các thành phần máy tính
Có 3 cách để phân loại bus:
– Phân loại bus theo tổ chức phần cứng.
Ví dụ: Bus hệ thống, bus cục bộ, bus trong chip,…
– Phân loại bus theo giao thức truyền thống.
Ví dụ: Bus đồng bộ và bus không đồng bộ.
– Phân loại theo loại tín hiệu truyền trên bus.
Ví dụ: Bus địa chỉ, bus dữ liệu,…
Có thể kể đến các loại bus phổ biến hiện nay là: bus ISA, bus EISA và MCA, bus PCI, bus cục bộ, bus VL, bus nối tiếp chung USB,…
Có 3 cách giúp ta phân loại Bus
2. Bus của RAM là gì?
Bus của RAM hay gọi tắt là bus RAM có thể hiểu là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM. Bạn cũng có thể hiểu đơn giản bus RAM là tốc độ xử lý thông tin của RAM. Bus RAM càng lớn thì tốc độ xử lý càng nhanh.
Bus RAM là độ lớn của kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM
Từ chỉ số của bus RAM, ta có thể thực hiện phép tính tốc độ đọc dữ liệu của RAM trong 1 giây bằng công thức Bandwidth= (Bus Speed x Bus Width)/8.
Trong đó:
– Bandwidth: Là băng thông bộ nhớ hay dữ liệu mà RAM có thể đọc trong 1 giây (được tính bằng MBps). Công thức trên giúp ta tính được tốc độ tối đa của bandwidth nhưng chỉ trên lý thuyết. Trong thực tế, băng thông thường ít hơn và không thể vượt qua con số lý thuyết.
– Bus speed: Cũng chính là bus của RAM. Đây là tốc độ dữ liệu được xử lý trong một giây.
– Bus width: Chiều rộng của bộ nhớ. Hiện nay, hầu hết các loại RAM thông dụng hiện nay đều có bus width cố định là 64bit như DDR, DDR2, DDR3, DDR4.
Ví dụ: RAM DDR4 sở hữu bus 2800MHz, tương đương với việc nó có thể vận chuyển được 22400MB (20GB/s) dữ liệu trong một giây. Nếu bạn sử dụng DualChannel và lắp 2 RAM song song thì dữ liệu vận chuyển trong 1 giây sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên bus RAM vẫn sẽ giữ nguyên ở 2800MHz.
Cách tính tốc độ đọc dữ liệu của RAM trong 1 giây
3. Các loại bus RAM
Dưới đây là các thông tin về các loại bus RAM phổ biến:
STT |
Các loại bus RAM |
Thông tin chi tiết |
1 |
SDR SDRAM |
– PC-66: 66MHz bus.
– PC-100: 100MHz bus. – PC-133: 133MHz bus. |
2 |
DDR SDRAM |
– DDR-200 hay PC-1600: 100MHz bus với 1600MB/s bandwidth.
– DDR-266 hay PC-2100: 133MHz bus với 2100MB/s bandwidth. – DDR-333 hay PC-2700: 166MHz bus với 2667MB/s bandwidth. – DDR-400 hay PC-3200: 200MHz bus với 3200MB/s bandwidth. |
3 |
DDR2 SDRAM |
– DDR2-400 hay PC2-3200: 100MHz clock, 200MHz bus với 3200MB/s bandwidth.
– DDR2-533 hay PC2-4200: 133MHz clock, 266MHz bus với 4267MB/s bandwidth. – DDR2-667 hay PC2-5300: 166MHz clock, 333MHz bus với 5333MB/s bandwidth. – DDR2-800 hay PC2-6400: 200MHz clock, 400MHz bus với 6400MB/s bandwidth. |
4 |
DDR3 SDRAM |
– DDR3-1066 hay PC3-8500: 533MHz clock, 1066MHz bus với 8528MB/s bandwidth.
– DDR3-1333 hay PC3-10600: 667MHz clock, 1333MHz bus với 10664MB/s bandwidth. – DDR3-1600 hay PC3-12800: 800MHz clock, 1600MHz bus với 12800MB/s bandwidth. – DDR3-2133 hay PC3-17000: 1066MHz clock, 2133MHz bus với 17064MB/s bandwidth. |
5 |
DDR4 SDRAM |
– DDR4-2133 hay PC4-17000: 1067MHz clock, 2133MHz bus với 17064MB/s bandwidth.
– DDR4-2400 hay PC4-19200: 1200MHz clock, 2400MHz bus với 19200MB/s bandwidth. – DDR4-2666 hay PC4-21300: 1333MHz clock, 2666MHz bus với 21328MB/s bandwidth. – DDR4-3200 hay PC4-25600: 1600MHz clock, 3200MHz bus với 25600MB/s bandwidth. |
6 |
DDR5 SDRAM |
– DDR5-4800 hay PC5-38400: 2400MHz clock, 4800MHz bus với 38400MB/s bandwidth
– DDR5-5200 hay PC5-41600: 2600MHz clock, 5200MHz bus với 41600MB/s bandwidth – DDR5-5600 hay PC5-44800: 2800MHz clock, 5600MHz bus với 44800MB/s bandwidth – DDR5-6000 hay PC5-48000: 3000MHz clock, 6000MHz bus với 48000MB/s bandwidth – DDR5-6400 hay PC5-51200: 3200MHz clock, 6400MHz bus với 51200MB/s bandwidth |
4. Cách xem bus trên RAM
Kiểm tra bus RAM bằng phần mềm CPU-Z
Bạn có thể dùng phần mềm CPU-Z để kiểm tra thông tin về bus RAM. Để biết cách sử dụng phần mềm này, hãy xem các bước sau đây.
Bước 1: Tải phần mềm CPU-Z TẠI ĐÂY.
Tải phần mềm CPU-Z về máy
Bước 2: Sau khi hoàn tất cài đặt phần mềm CPU-Z, mở phần mềm và chọn mục Memory.
Ở thông số DRAM Frequency, nếu RAM của bạn là DDRAM (DDR2, DDR3, DDR4) thì thông số bus RAM của bạn sẽ bằng DRAM Frequency x 2.
Ví dụ: DRAM Frequency của máy mình là 1596MHz vậy bus RAM của sẽ là 3192MHz.
Đối với những loại RAM cũ thì thông số DRAM Frequency bằng bus RAM.
Sau khi xem xong, bạn nhấn Close để đóng phần mềm.
Xem thông số bus RAM ở DRAM Frequency
Kiểm tra bus RAM bằng Task Manager
Một phương pháp khác giúp bạn xem thông tin về bus RAM của bạn mà không cần phải tải ứng dụng về là sử dụng Task Manager.
Bước 1: Nhấn chuột phải vào thanh Taskbar trong màn hình Windows > Chọn Task Manager.
Nhấn chuột phải vào thanh Taskbar và chọn Task Manager
Bước 2: Chọn More details để xem thêm các chỉ số cụ thể về máy tính của bạn.
Chọn More details để xem thêm các chỉ số cụ thể về máy tính
Bước 3: Chọn mục Perfomance > Chọn Memory trong danh sách bên tay trái > Thông số về bus RAM của bạn nằm ở Speed.
Chọn mục Perfomance và chọn Memory để xem thông số bus RAM
Kiểm tra bus RAM bằng Command Prompt
Command Prompt hay CMD là một công cụ giúp người dùng nhập các lệnh để mở ra một số tác vụ chạy trên hệ điều hành Windows.
Để kiểm tra bus RAM bằng Command Prompt, bạn hãy thực hiện các bước sau.
Bước 1: Nhập “cmd” vào thanh tìm kiếm trên Windows 10 > Khi ứng dụng Command Prompt hiện lên trong kết quả tìm kiếm > Nhấn Open.
Nhập cmd vào thanh tìm kiếm trên Windows 10
Bước 2: Nhập lệnh “wmic memorychip get speed” vào Command Prompt > Nhấn Enter.
Nhập lệnh wmic memorychip get speed vào Command Prompt
Bước 3: Sau khi Windows đã nhận được lệnh, Command Prompt sẽ hiển thị thông số bus RAM của máy tính bạn.
Thông số bus RAM của máy tính bạn sẽ xuất hiện
5. Bus trên RAM lớn hơn bus trên Mainboard có được không?
– Tùy vào từng trường hợp mà bạn có thể sử dụng bus trên RAM lớn hơn bus trên Mainboard.
Ví dụ: Máy tính hoặc laptop của bạn sử dụng bus DDR3 trên Mainboard và bạn muốn dùng DDR4 cho bus trên RAM thì điều này là bất khả thi. Vì 2 bus khác nhau sử dụng công nghệ xung nhịp khác nhau và không thể hoạt động trong cùng 1 hệ thống.
Tùy từng trường hợp để có thể sử dụng bus RAM lớn hơn bus Mainboard
– Vẫn có ngoại lệ về bộ vi xử lý và bo mạch chủ cho phép 1 trong 2 loại RAM khác nhau chạy trên 1 hệ thống. Nếu bạn tích hợp thêm bộ điều khiển bộ nhớ vào bộ xử lý để cải thiện hiệu suất thì điều nói trên vẫn không có tác dụng.
Ví dụ: Một số phiên bản vi xử lý của intel Core i thế hệ 6 và chipset có thể cùng sử dụng DDR3 và DDR4 nhưng chipset bo mạch chủ chỉ cho phép bạn chọn 1 trong 2 loại RAM.
Một số ngoại lệ cho phép 1 trong 2 loại RAM cùng chạy trên 1 hệ thống
Bạn cũng cần phải quan tâm đến tốc độ tối đa mà mô-đun bộ nhớ có thể hỗ trợ. Để dễ hiểu, bạn hãy đọc ví dụ sau.
Chẳng hạn, bạn lắp đặt thanh RAM DDR4 – 2666 vào Mainboard DDR4 – 2400 thì tốc độ truyền vẫn chỉ ở mức 2400. Ngược lại, nếu bạn lắp thanh RAM DDR4 – 2133 vào Mainboard như trên thì hệ thống sẽ chạy bus với tốc độ 2133.
Nói đơn giản thì dù bạn lắp đặt thanh RAM có tốc độ bus lớn hơn hay nhỏ hơn bus trên Mainboard thì tốc độ truyền dữ liệu của 2 thanh vẫn quy về tốc độ thấp nhất.
Một số điều cần cân nhắc khi sử dụng bus RAM lớn hơn bus Mainboard
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bus RAM và cách xem, kiểm tra Bus RAM dễ dàng, nhanh chóng. Cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn một ngày tốt lành!