Đánh giá Cảm biến vân tay là gì? Cấu tạo nguyên lý hoạt động

Khám phá Cảm biến vân tay là gì? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm là ý tưởng trong bài viết hôm nay của tôi. Theo dõi bài viết để biết nhé. Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều điện thoại sở hữu tính năng cảm biến vân tay. Vậy tính năng này là gì và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Có điểm gì nổi bật cũng như điểm gì còn hạn chế? Hãy cùng theo dõi bài viết này để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

1. Tính năng cảm biến vân tay là gì?

Cảm biến vây tay trên điện thoại là hệ thống có thể chụp sau đó lưu lại bản in vân tay của bạn. Hình ảnh dấu vân tay được lưu lại khi thiết lập sẽ được dùng để đối chứng mỗi khi bạn quét vân tay để mở khóa, thanh toán,…

Nếu hai dấu vân tay khi thiết lập và khi bạn quét trùng khớp với nhau, bạn sẽ có thể tiếp tục truy cập thao tác của mình và tiếp tục sử dụng.

2. Lịch sử ra đời của cảm biến vân tay trên smartphone

Lần đầu tiên trên một chiếc điện thoại có tích hợp cảm biến vân tay là trên chiếc điện thoại Motorola Mobility Atrix 4G, được trình làng vào năm 2011. Tuy nhiên, vì còn khá mới mẻ nên công nghệ này lần sản phẩm vẫn chưa gây được ấn tượng mạnh.

Đến khi chiếc iPhone 5S được Apple ra mắt cùng cảm biến vân tay, công nghệ này bắt đầu trở nên nổi bật hơn và hàng loạt sản phẩm đến từ các thương hiệu bắt đầu được tích hợp công nghệ này.

3. Nguyên lý hoạt động của cảm biến vân tay là gì?

Khi bạn đặt ngón tay lên vị trí dùng để quét vân tay trên điện thoại, thiết bị sẽ tiến hành quét dấu vân tay của bạn và đưa vào để hệ thống xử lý. Lúc này, dấu vân tay của bạn sẽ được mã hóa sang dữ liệu số và đối chiếu với dấu vân tay mà bạn đã thiết lập lúc ban đầu.

Nếu hai dấu vân tay này trùng khớp với nhau, bạn sẽ có thể tiếp tục thực hiện các tác vụ mà mình đang muốn thực hiện.

4. Phân loại các loại cảm biến vân tay hiện nay

– Cảm biến quang học

Cảm biến quang học sử dụng camera để phân tích những điểm lồi, lõm trên vân tay của người dùng và lưu lại để tiến hành nhận dạng khi bạn quét vân tay.

Tuy nhiên, loại cảm biến vân tay này chưa thực sự hiệu quả bởi có độ chính xác rất thấp, xử lý lâu và không an toàn khi sử dụng.

– Cảm biến điện dung

Thông qua các tụ điện, thiết bị sẽ phân tích dấu vân tay của bạn và tiến hành sao lưu để đối chiếu mỗi khi bạn quét vân tay. Loại cảm biến này khá chính xác, an toàn bảo mật cho người sử dụng.

– Cảm biến sóng siêu âm

Cảm biến sóng siêu âm có tính bảo mật vô cùng cao vì dấu vân tay của bạn sẽ được phân tích vô cùng kỹ lưỡng đến từng chi tiết nhỏ bằng các sóng siêu âm. Tuy nhiên, công nghệ này vẫn còn được nghiên cứu sâu thêm.

5. Ưu và nhược điểm của cảm biến vân tay

– Ưu điểm

+ Mở khóa, thực hiện giao dịch nhanh chóng chỉ với một cú chạm tay, không cần phải nhớ mật khẩu.

+ Bảo mật cao vì dấu vân tay của mỗi người khác nhau.

+ Có thể thiết lập nhiều dấu vân tay, tiện lợi khi bị thương, không tiện sử dụng một ngón tay cụ thể.

– Nhược điểm

+ Nếu vân tay của bạn bị biến dạng, bạn sẽ không thể tiến hành xác thực vân tay dẫn đến không thể thực hiện được các tác vụ.

+ Khi ngón tay dính bụi bẩn hay dính nước, cảm biến quang học và cảm biến điện dụng có thể không hoạt động và không thể quét được vân tay của bạn.

+ Người khác có thể nhân cơ hội bạn ngủ hoặc không tỉnh táo để dùng ngón tay của bạn mở khoá.

6. Cảm biến vân tay có trên thiết bị nào?

Cảm biến vân tay là tính năng xuất hiện nhiều trên các thiết bị công nghệ hiện nay. Một số thiết bị có thể kể đến như:

– Điện thoại thông minh: Một số mẫu điện thoại tiêu biểu sở hữu cảm biến vân tay có thể kể đến như: Samsung Galaxy A32, Samsung Galaxy Note 20, iPhone SE,…

– Hệ thống khóa cửa vân tay.

– Két sắt an toàn.

– Hệ thống máy chấm công.

– Hệ thống kiểm soát ra, vào.

– Ứng dụng trong y tế, an ninh quốc phòng.

Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ biết rõ hơn về cảm biến vân tay và những đặc điểm của tính năng này. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại bạn ở những bài viết sau nhé!