Khám phá Ống kính Macro, chụp ảnh Macro là gì? Các lưu ý khi chụp ảnh Macro là chủ đề trong bài viết hôm nay của tôi. Theo dõi nội dung để hiểu nhé. Chụp ảnh Macro là kiểu chụp phổ biến trong giới nhiếp ảnh vì dễ sử dụng mà lại mang đến những bức ảnh đầy thú vị và chất lượng. Vậy chụp ảnh Macro là gì và chụp thế nào cho đẹp? Cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
1. Ống kính Macro là gì?
– Định nghĩa
Ống kính Macro là ống kính dùng để chụp lấy nét đối tượng ở khoảng cách gần, thường cho phép tỷ lệ phóng đại là 1:1 (hay 1x). Trong thông số kỹ thuật ống kính, tỷ lệ này có nghĩa là khi bạn chụp một vật thể ở ngoài với kích thước là 10 mm, thì ảnh được chiếu lên cảm biến máy ảnh vẫn là 10mm.
Cảm biến máy ảnh là thiết bị có khả năng chuyển đổi hình ảnh vật thể trên ống ngắm hoặc trên màn hình LCD thành một bức ảnh.
– Các loại tiêu cự
+ Short Macro (30mm – 50mm): Khoảng cách lấy nét khoảng 15 cm.
+ Standard Macro (60mm – 105mm): Khoảng cách lấy nét tối thiểu khoảng 20-30 cm.
+ Tele – Macro (150mm – 200mm): Khoảng cách lấy nét tối thiểu khoảng 60cm.
– Những đặc tính của ống kính
+ Độ phóng đại
Độ phóng đại tối thiểu khi chụp ở cự ly gần của ống kính Macro là 1:2 (ảnh thu được trên cảm biến ống kính nhỏ hơn 2 lần kích thước của vật thể thực), 1:1 đến 10:1 và có thể lên đến 20:1.
+ Khoảng cách lấy nét và khoảng cách chụp tối thiểu
Khoảng cách lấy nét là khoảng cách từ đối tượng đến điểm lấy nét ở phía sau ống kính. Khoảng cách chụp là khoảng cách từ đối tượng đến mặt trước của ống kính.
Tùy thuộc vào quy định khoảng cách tối thiểu của ống kính, cũng như các yếu tố về độ dày thân máy, độ dài ống kính sẽ có khoảng cách chụp tối thiểu tương ứng.
Ví dụ ống kính có khoảng cách lấy nét tối thiểu là 20 cm thì khoảng cách chụp tối thiểu sẽ rơi vào khoảng vài cm.
+ Những đặc tính khác
Ống kính Macro được thiết kế chuyên dành để lấy nét những bức ảnh chụp ở cự ly gần, những bức ảnh được chụp gần sẽ sắc nét nhất. Tuy nhiên với những đối tượng bình thường, được chụp ở một khoảng cách bình thường, nhiều ống kính Macro vẫn cho hiệu suất chụp ảnh sắc nét tuyệt vời.
Khi sử dụng ống kính Macro, thường ảnh sẽ có độ sâu trường ảnh rất hẹp (vùng bắt nét ảnh nhỏ), vì thế bạn nên chú ý điều chỉnh độ sâu trường ảnh để lấy được các chi tiết mong muốn bắt nét.
2. Chụp ảnh Macro là gì?
– Định nghĩa
Chụp ảnh Macro là bắt nét ảnh ở khoảng cách gần, dùng để chụp cận cảnh các đối tượng có kích thước nhỏ như cây cỏ, côn trùng,… Ảnh được chụp bằng ống kính Macro có thể phóng đại trên cảm biến ống kính tùy theo tỷ lệ quy định và có độ sắc nét cao.
– Cơ chế chụp ảnh
Macro trong tiếng Việt có nghĩa là “to lớn”, cơ chế hoạt động của chụp ảnh Macro là phóng to những đối tượng có kích thước nhỏ lên để dễ quan sát. Vật thể sẽ được lấy nét và phần phông nền phía sau sẽ được làm mờ đi để nổi bật vật thể.
3. Những lưu ý quan trọng khi chụp ảnh Macro
– Chọn đối tượng chụp
Vì ống kính Macro có khả năng bắt nét ở cự ly gần cao nên thường đối tượng chụp Macro sẽ là các vật thể có kích thước nhỏ như thực vật, côn trùng, trang sức, vật liệu điện tử, bộ phận cơ thể người,…
Đối tượng chụp ảnh Macro phải chiếm ít nhất 75% điện tích khuôn hình. Vì trong nghệ thuật chụp ảnh Macro, những đối tượng nhỏ sẽ được tôn vinh nhờ tính nghệ thuật mà mắt thường ít khi nhìn thấy.
– Chọn ống kính phù hợp
Khi chọn ống kính Macro, tỷ lệ phóng đại là yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Tùy theo đối tượng chụp mà bạn có thể lựa chọn tỷ lệ phóng đại cho phù hợp.
Ví dụ nếu bạn muốn chụp các đối tượng có chất liệu len, nữ trang hay vật liệu thì bạn nên chọn tiêu cự tầm 50 – 65mm, còn nếu muốn chụp hoa cỏ hay các loài côn trùng thì tiêu cự 85 – 180mm là một lựa chọn lý tưởng.
– Lấy nét bằng tay
Để tối ưu hiệu quả chụp ảnh Macro, bên cạnh chức năng lấy nét tự động của ống kính, bạn nên kết hợp lấy nét thủ công. Đối với các đối tượng chụp Macro, đôi lúc việc lấy nét tự động sẽ gặp khó khăn, nên việc tự điều chỉnh tiêu điểm và khẩu độ sẽ giúp bạn lấy nét chính xác đối tượng hơn.
– Tốc độ bấm máy
Khi chụp ảnh Macro bạn cần kiểm soát tốc độ bấm máy tùy theo đối tượng chụp. Với các đối tượng động như côn trùng thì bạn cần bấm máy thật nhanh để bắt kịp được những khoảnh khắc đẹp và thú vị nhất.
– Dùng chân máy
Để chụp được những bức ảnh với tỷ lệ phóng đại, bên cạnh việc điều chỉnh để bắt nét đối tượng, bạn cần loại bỏ hoàn toàn các khả năng rung lắc của máy. Việc trang bị thêm chân máy khi chụp ảnh sẽ giúp cố định máy, nhờ đó tối ưu được độ sắc nét của ảnh khi chụp Macro.
– Yếu tố ánh sáng
Với ảnh chụp nói chung và ảnh chụp Macro nói riêng thì ánh sáng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để có một bức ảnh đẹp bạn cần chú ý đến các yếu tố về ánh sáng như thời điểm, cường độ sáng, hướng chiếu sáng, các yếu tố ảnh hưởng đến ánh sáng và có biện pháp che chắn cho phù hợp.
– Độ sâu trường ảnh (DOF)
Để lấy nét hiệu quả, độ sâu trường ảnh khi chụp Macro thường rất nhỏ. Nếu bạn muốn lấy nét trên một vùng rộng hơn, bạn có thể chụp nhiều tấm ảnh và xếp chồng chúng lên nhau bằng phần mềm để hiệu quả nét ảnh không bị giảm khi tăng độ sâu trường ảnh.
– Sáng tạo và kiên nhẫn
Ngoài các yếu tố về kỹ thuật, khi chụp ảnh Macro bạn cần phải có sự sáng tạo nhất định. Để chụp được những bức ảnh đẹp mắt, thú vị thì rất cần một sự thổi hồn nghệ thuật từ người cầm máy.
Bên cạnh đó kiên nhẫn cũng là yếu tố cần thiết để bạn có thể bắt trọn được những khoảnh khắc của đối tượng chụp, đặc biệt là với những đối tượng động.
Vừa rồi là một số thông tin về chụp ảnh Macro, cũng như các lưu ý và cách chụp Macro sao cho đẹp nhất, sắc nét nhất. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã theo dõi!