Nhận xét Công nghệ Turbo Boost là gì? Hoạt động như thế nào?

Chia sẻ Công nghệ Turbo Boost là gì? Có chức năng gì? Hoạt động như thế nào? là chủ đề trong bài viết hôm nay của chúng tôi. Theo dõi nội dung để tham khảo nhé. Khi tìm mua sản phẩm laptop tại các cửa hàng, chắc hẳn bạn đã được nghe về công nghệ Turbo Boost nhưng không biết công nghệ này là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn về định nghĩa, chức năng cũng như hoạt động của công nghệ Turbo Boost, cùng xem ngay nhé!

1. Công nghệ Turbo Boost là gì?

Công nghệ Turbo Boost là công nghệ được Intel trang bị cho các bộ vi xử lý của hãng giúp tự động điều chỉnh tốc độ xung nhịp sao cho phù hợp với các tác vụ đang thực hiện.

Công nghệ mang đến khả năng tiết kiệm điện và tản nhiệt hiệu quả bởi khi đối với các tác vụ nặng như chơi game đồ họa 3D, lập trình,… thì công nghệ Turbo Boost sẽ tăng hiệu năng xử lý.

Bên cạnh đó, khi máy hoạt động với các tác vụ nhẹ như lướt web, xem phim, ứng dụng văn phòng,… thì công nghệ sẽ giúp máy chuyển sang trạng thái hoạt động thấp để tiết kiệm điện năng.

2. Nguyên lý hoạt động của Turbo Boost là gì?

Nguyên lý hoạt động của Turbo Boost chính là khả năng tự động điều chỉnh xung nhịp của từng nhân độc lập sao cho hợp với nhu cầu xử lý, do đó mà máy có thể chạy “mượt” hơn khi được tăng thêm 20% sức mạnh so với bình thường và có khả năng tiết kiệm điện năng khi những lúc cần mới tăng hiệu suất.

Nếu laptop được trang bị Turbo Boost thì khi máy xử lý tác vụ nặng, hiệu suất của máy sẽ được tăng thêm và khi người dùng thực hiện các tác vụ thông thường thì máy sẽ chạy với hiệu suất thấp để tiết kiệm pin.

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến Turbo Boost

Khả năng tăng tốc của bộ xử lý tích hợp công nghệ Turbo Boost phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây:

– Số lượng lõi hoạt động trên CPU.

– Các tác vụ và khối lượng công việc mà người dùng phải làm.

– Phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ điện năng từ bộ nguồn.

– Yếu tố nhiệt độ của bộ xử lý cùng bộ tản nhiệt.

4. So sánh công nghệ Turbo Boost 2.0 và 3.0 Intel

Công nghệ Turbo Boost 2.0 được trang bị ở hầu hết các CPU từ bộ xử lý Core i5, Core i7, Core i9 và bộ xử Intel Xeon, chỉ trừ Intel Core i3.

Công nghệ Turbo Boost 3.0 chính là bản nâng cấp của Turbo Boost 2.0 với sự nâng cấp hiệu năng, nâng cao xung nhịp trên các lõi CPU nhưng có thể điều chỉnh tốc độ xung nhịp lên đến 15% so với bản tiền nhiệm. Hiện tại, công nghệ Turbo Boost đã được trang bị ở các dòng X của Intel Core như: CPU Core i7-69xx/68xx, CPU Core i9-7900X/i9-7920X/i9-7940X/i9-7960X/i9-7980XE/i7-7820X/i7-9800X, CPU Core i9-9820X/i9-99x0XE/i9-99x0X, CPU Xeon Processor E5-1650 V4 15Mb Cache 3.6 GHz.

Như vậy, có thể thấy rằng công nghệ Turbo Boost 2.0 và 3.0 Intel có sự khác biệt về sự nâng cấp hiệu năng và trang bị nhiều trên các dòng CPU mới.

5. Cách cài đặt Turbo Boost

Turbo Boost là công nghệ được tích hợp sẵn trên CPU, thế nên người dùng sẽ không thể tìm thấy cài đặt bật hay tắt công nghệ mà mọi nhiệm vụ sẽ được CPU tự động xử lý. Tuy nhiên, người dùng có thể quản lý, theo dõi tình trạng hoạt động của công nghệ thông qua phần mềm Intel Turbo Boost Technology Monitor được chính Intel cung cấp.

6. Dòng máy tính nào được trang bị Turbo Boost?

Hiện nay, công nghệ Turbo Boost thường được tích hợp trên các dòng máy CPU Intel Core i5 và Core i7. Đối với Core i3 thì công nghệ Turbo Boost không được trang bị mà thay vào đó là công nghệ siêu phân luồng Hyper Threading.

Hyper-Threading (siêu phân luồng) là công nghệ cung cấp 2 luồng (thread) trên mỗi nhân giúp nhân đôi số tác vụ mà một bộ vi xử lý (CPU) có thể thực thi, tạo điều kiện cho dữ liệu di chuyển thông suốt hơn.

Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về công nghệ Turbo Boost trên laptop. Cảm ơn đã theo dõi!