Phân tích CTF là gì? Các hình thức thi CTF phổ biến hiện nay

Chia sẻ CTF là gì? Nguồn gốc cuộc thi trí tuệ cho chuyên gia bảo mật là chủ đề trong nội dung bây giờ của chúng tôi. Theo dõi nội dung để hiểu nhé. Capture the Flag (CTF) là một dạng cuộc thi kiến thức chuyên sâu về bảo mật máy tính, được tổ chức theo mô hình trò chơi chiến tranh mạng, tập trung vào kỹ năng tấn công và phòng thủ mạng máy tính của người tham gia.

Định nghĩa CTF là gì?

CTF (viết tắt của Capture The Flag) là một dạng cuộc thi kiến thức về bảo mật thông tin, thử thách các đội chơi tìm ra lời giải cho một vấn đề bất kỳ trong an ninh mạng.

Thông thường trong một cuộc thi CTF, các đội chơi sẽ ganh đua nhau để tìm ra một Mật mã đặc biệt được giấu bên trong server, hoặc phía sau một trang web. Mật mã này chính là Flag. Đội nào hack vào hệ thống của đối thủ và tìm ra Flag nhanh hơn sẽ giành chiến thắng vòng thi. Đó là lí do cái tên Capture The Flag ra đời!

CTF là gì và các hình thức thi CTF phổ biến hiện nay?Cuộc thi CTF lần đầu tiên được tổ chức tại hội thảo bảo mật nổi tiếng DEFCON (Mỹ) lần thứ 5 (năm 1997). Đến nay, hàng năm có rất nhiều cuộc thi CTF được tổ chức trên toàn thế giới theo các quy mô khác nhau, do các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu thực hiện… Rất nhiều cuộc thi CTF được tổ chức cùng với các hội thảo về Security và Hacking như: DEF CON CTF Qualifier, DEF CON CTF, Codegate YUT Preliminary, UCSB iCTF, RuCTFe…

Cách chơi CTF

Trong cuộc thi dạng CTF, các đội tham gia sẽ được cấp một máy chủ (hoặc một mạng máy chủ) đã cài đặt sẵn nhiều chương trình có các lỗ hổng bảo mật. Nhiệm vụ của đội chơi là tìm ra các lỗ hổng và tấn công vào máy chủ của các đội khác để ghi điểm, đồng thời phải nhanh chóng vá các lỗ hổng trên máy chủ của đội nhà, tránh bị các đội khác tấn công.

Các cuộc thi CTF có thể tổ chức dưới hình thức online (thực hiện qua internet) hoặc offline. Tuy nhiên, các cuộc thi có uy tín thường tổ chức thành 2 vòng thi khác nhau: Vòng 1 thi online để lựa chọn các đội mạnh nhất tham gia vào vòng chung kết được tổ chức offline.

CTF có thể chơi theo đội hoặc cá nhân, tùy thuộc vào quy định từ Ban tổ chức. Thành phần tham gia thi CTF rất đa dạng: các hacker, các chuyên gia bảo mật, các nhóm nghiên cứu về an toàn thông tin, sinh viên.… Giải thưởng từ các cuộc thi CTF tuy không lớn về vật chất nhưng được đánh giá cao về chuyên môn và là một “thước đo” quan trọng về “kỹ năng nghề nghiệp” trong lĩnh vực ATTT.

Các hình thức thi CTF phổ biến

Hiện nay, các cuộc thi CTF thường chia thành 3 hình thức chơi chính

Hình thức thi kết hợp

  • Là sự phối hợp của 2 hình thức trên, chẳng hạn như kết hợp giữa hình thức chỉ có tấn công (attack only) với các dạng thử thách khác nhau.

Tấn công và phòng thủ (attack & defence)

  • Hình thức thi này theo đúng luật thi CTF cổ điển ban đầu và khó hơn so với các hình thức khác do yêu cầu cao hơn. Ngoài các kỹ năng tìm kiếm lỗ hổng bảo mật và khai thác các lỗ hổng đó thì người chơi cần có khả năng khắc phục các điểm yếu, lỗ hổng, bảo vệ hệ thống của mình trước các tấn công từ các đội khác. Điểm khác biệt nữa là cách thức tính điểm cho các đội thi. Điểm thi trong hình thức này được thực hiện theo các tiêu chí khác nhau như: Điểm tấn công, điểm phòng thủ, điểm thưởng,…
  • Sau khi kết thúc cuộc thi, đội nào có số điểm cao nhất sẽ dành chiến thắng. Đây là hình thức thi gần với thực tế tình hình an toàn mạng nhất. Các hacker thực hiện tấn công vào hệ thống còn các quản trị mạng chuyên viên bảo mật có nhiệm vụ chống lại tấn công từ bên ngoài, trong khi vẫn phải bảo đảm duy trì hoạt động của hệ thống…. Cuộc thi nổi tiếng nhất về dạng này là DEF CON CTF.

Trả lời thử thách theo từng chủ đề (Jeopardy-style)

  • Hình thức này là tập hợp một loạt các các bài thi khác nhau, được phân ra thành nhiều chủ đề như: Web, Forensic, Crypto, Binary, Stegano… Trong mỗi chủ đề sẽ có nhiều bài thi khác nhau được sắp theo độ khó tăng dần cùng với điểm số cũng tăng dần. Mục tiêu của các đội thi là sử dụng kỹ năng, kinh nghiệm để thực hiện tìm kiếm các “flag” được giấu. Với mỗi “flag” tìm được chính xác, đội chơi sẽ được điểm tương ứng của bài thi.
  • Trong quá trình thi, kết quả các đội sẽ liên tục được cập nhật trên các bảng điểm (sau khi gửi flag mới được tính điểm) và kết thúc vòng thi đội nào có số điểm cao nhất sẽ dành chiến thắng. Trong trường hợp các đội bằng điểm nhau, kết quả sẽ được tính dựa trên thời gian gửi “flag”. Đây là hình thức thi được tổ chức phổ biến nhất hiện nay, thực hiện trong 1 đến 2 ngày (24- 48 tiếng).

Chơi CTF là một thói quen tốt giúp bạn tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và những kiến thức trong bảo mật thông tin. Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia vào những chương trình Bug Bounty để vừa thỏa mãn đam mê nghiên cứu an ninh mạng, vừa có thể nhận thêm những khoản thù lao do các công ty trả thưởng cho việc tìm kiếm lỗ hổng trên hệ thống của họ.