Chia sẻ Cutscene là gì? Yếu tố “phù phép” mang đến trải nghiệm game hấp dẫn là ý tưởng trong bài viết bây giờ của tôi. Theo dõi nội dung để tham khảo nhé. Cutscene là một yếu tố vô cùng quan trọng trong một tựa game, tuy nhiên cụm từ này vẫn còn khá mới lạ với nhiều người và khiến bạn vẫn chưa hiểu được Cutscene là gì? Yếu tố “phù phép” này mang đến trải nghiệm game hấp dẫn như thế nào cho người chơi? Cùng theo dõi hết bài viết này để cung cấp thêm các thông tin hữu ích nhé!
Cutscene là gì?
1. Khái niệm
Cutscene được hiểu là các đoạn phim trong game được “cắt cảnh”, chúng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong mỗi game. Bởi Cutscene giúp câu chuyện, bối cảnh trong game được liền mạch, tạo cho người chơi hiểu được những tính cách của nhân vật trong game.
Và các đoạn Cutscene này thường có thời lượng khá ngắn chỉ khoảng 1 đến 2 phút và được xen giữa các màn chơi. Lúc này các người chơi có thể vừa nghỉ xả hơi sau một trận game căng thẳng và vừa thưởng thức nội dung câu chuyện vô cùng kịch tính, hấp dẫn.
Khái niệm
2. Điểm bất lợi của Cutscene
Tuy nhiên, có nhiều người chơi không đủ kiên nhẫn để xem hết những đoạn Cutscene được nhà phát triển tạo dựng tỉ mỉ cho lắm. Và họ chỉ muốn nhấn skip (bỏ qua) để tới với một trận chiến, đấu trường mới. Thêm vào đó, những nhân vật được Cutscene thường sử dụng vốn tiếng Anh đề dàn dựng, và không phải người chơi nào cũng đủ hiểu được nội dung hội thoại, vì vậy mà họ thường lựa chọn bỏ qua.
Điểm bất lợi của Cutscene
Đặc trưng của Cutscene
1. Mang lại cảm xúc cho người trải nghiệm
Nói không quá khi những đoạn Cutscene chiếm khoảng 50% những câu chuyện, nội dung hay nhất của một trò chơi. Và những đoạn cắt cảnh này không chỉ đơn giản là bạn chỉ ngồi xem như một bộ phim hoặc “xả hơi” sau một khoảng thời gian thực hiện nhiệm vụ trong trò chơi. Mà những đoạn Cutscene này thực sự mang lại cho người chơi những cảm xúc để họ có thể trải nghiệm.
Mang lại cảm xúc cho người trải nghiệm
2. Hiểu sâu hơn về cốt truyện và tính cách nhân vật
Thêm vào đó, các Cutscene cũng giúp cho người chơi có thể hiểu hơn về câu chuyện đằng sau, tính cách đặc trưng của nhân vật trong game mà phần giới thiệu game vẫn chưa lột tả hết được. Cutscene dẫn dắt người chơi đi qua nhiều tuyến phong cách nhân vật, khiến người xem đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Thậm chí một điều là, những đoạn Cutscene cao trào cũng có thể lấy đi nước mắt của người chơi.
Hiểu sâu hơn về cốt truyện và tính cách nhân vật
3. Giúp người chơi có quyết định sáng suốt
Cutscene giúp người chơi có những quyết định rõ ràng, chính xác hơn chẳng hạn như trong game Life is Strange – một trò chơi có lối chơi chủ yếu dựa vào phần cốt truyện. Vì vậy nếu không có những đoạn Cutscene này thì liệu người chơi có thể hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của mối quan hệ nhân vật Max và những nhân vật xung quanh không?
Bởi thế mới nói, chính những đoạn Cutscene này là tư liệu sống quan trọng giúp người chơi có những quyết định sáng suốt hơn trong cuộc hành trình tiếp theo của các nhân vật diễn ra.
Giúp người chơi có quyết định sáng suốt
4. Tạo nên sự thống nhất, liền mạch
Cutscene không chỉ có những đặc trưng trên, mà chúng còn tạo nên sự thống nhất trong mỗi tựa game. Chẳng hạn như nói về những tựa game cho phép người chơi lựa chọn các đoạn hội thoại nhằm tự phát triển những nhánh rẽ của nội dung cốt truyện. Khi mà nếu không có các đoạn Cutscene thì sẽ khiến người chơi cảm thấy cực kỳ hoang mang, không hiểu chuyện gì đang diễn ra chỉ sau khoảng chừng 1 phần 3 thời lượng game.
Tạo nên sự thống nhất, liền mạch
5. Yếu tố không thể thiếu của Video game
Một điều nữa là Cutscene chắc hẳn sẽ là một yếu tố không thể nào thiếu của Video game. Ngay cả với những game có thể loại platform (đi cảnh) cũng chứa những đoạn Cutscene giúp cho người chơi cảm thấy hấp dẫn, thu hút họ hơn. Đồng thời lúc này, người chơi hoàn toàn có thể hiểu rõ nhân vật mình đang chơi và hiểu rõ hơn câu chuyện mà mình đang trải nghiệm này.
Yếu tố không thể thiếu của Video game
Có nên Skip khi xuất hiện Cutscene?
Những đoạn Cutscene nói không ngoa nhưng có thể xem là một trong những “tinh hoa” của game. Cutscene giúp cho trò chơi có được sự thống nhất, liền mạch giữa các màn chơi, cấp độ với nhau. Đồng thời, Cutscene còn giúp cho người chơi thư giãn sau một khoảng thời gian thực hiện nhiều vụ liên tục mà bạn lại có thể thưởng thức những phân cảnh Cutscene cực kỳ mãn nhãn, thu hút.
Vì vậy, điều này cũng phần nào nói lên việc bạn nhấn nút Skip trong Cutscene là không đúng, bởi việc bạn bỏ qua những phân đoạn Cutscene cũng giống như bạn đã loại bỏ đi những gì hay nhất trong một tựa game. Tuy nhiên, việc xác nhận nhấn Skip hay không là tùy vào suy nghĩ, lựa chọn của mỗi người cũng như cách thức chơi game và thưởng thức game của một người chơi. Nên sẽ không có đáp án nào chính xác cho điều này.
Nhưng đi đôi với đó, với những tựa game hành động, nhập vai, nếu người chơi thẳng tay Skip thì những thứ hay nhất sẽ bị bạn loại bỏ hoàn toàn. Và thể loại này cũng được tạo dựng một thế giới rộng lớn với rất nhiều câu chuyện được rẽ nhánh. Vì vậy mà nếu bạn chỉ cần nhấn Skip thì có thể bạn sẽ rơi vào trạng thái mông lung, khó hiểu và không rõ được là mình đang chơi cái gì.
Có nên Skip khi xuất hiện Cutscene?
Phân loại Cutscene
1. Có tương tác
Hiện nay, nhiều nhà sản xuất game cũng lồng ghép thêm vào game những phân đoạn Cutscene, cho phép người chơi tương tác. Chẳng hạn như tựa game Uncharted 2: Among Thieves đã làm rất tốt điều này, giúp cho người chơi có một trải nghiệm hấp dẫn, lôi cuốn.
Thêm vào đó, về cơ bản thì Cutscene cũng sẽ được phát triển riêng cho các người máy. Vì thế người chơi khi tới gần những nhân vật phụ thì ngay lập tức game sẽ hiện lên những đoạn Cutscene, đôi lúc cũng cho người chơi lựa chọn đối thoại với người máy luôn.
Có tương tác
2. Không có tương tác
Đa số các tựa game hiện này đều sẽ dùng hình thức Cutscene không tương tác. Nói dễ hiểu là khi game chiếu một đoạn phim, lúc này người chơi sẽ xem từ đầu đến hết. Tuy nhiên, chắc hẳn vì điều “gia trưởng” này mà nhiều người chơi không thích xem những phân đoạn Cutscene.
Bởi việc đang đắm chìm vào nhiệm vụ vô cùng kịch tính, tay chân linh hoạt với năng lượng dồi dào thì bỗng nhiên game lại bắt bạn ngồi im xem một đoạn phim thôi cũng khiến cho nhiều người “ngứa tay” và gây khó chịu. Mà lúc này, cũng chưa chắc là bạn hiểu được đoạn Cutscene này đang nói về cái gì bởi nhiều nhà sản xuất game còn khá hời hợt và không đầu tư vào Cutscene, dẫn tới chất lượng của người chơi cảm nhận không được như ý.
Không có tương tác
Một số đoạn Cutscene game nổi tiếng
1. The Gas Station – Resident Evil 2 Remake
Resident Evil 2 – một tựa game hành động nhập vai do Capcom phát hành vào năm 1998 được xây dựng nội dung cốt truyện vô cùng hợp lý, chặt chẽ và đầy logic. Các tình tiết trong game cũng hấp dẫn và vô cùng ly kỳ với những người chơi.
Đoạn cắt cảnh The Gas Station trong game cũng được cho là khá nổi tiếng với nhiều người, khi mà xác sống bị che khuất trong bóng tối và ánh đèn pin chiếu vào xung quanh nó, từ đây khuôn mặt của sinh vật bí ẩn bất ngờ xuất hiện và bị một phát bắn kết liễu, máu văng tung tóe. Phân cảnh này được cho là đáng sợ và giật gân nhất mọi thời đại.
2. Finding Ciri – The Witcher 3: Wild Hunt
The Witcher 3 là một tựa game do CD PROJEKT RED sản xuất được phát hành năm 2015. Là một người chơi yêu thích thể loại nhập vai thì chắc hẳn cũng đã biết đến tựa game này. Phân đoạn cắt cảnh Finding Ciri trong game The Witcher 3 cũng được cho là khiến người xem chìm đắm nhất bởi câu chuyện cuối cùng dẫn Geralt of Rivia đến một hòn đảo hẻo lánh để tìm kiếm Ciri được mất tích từ lâu.
Cảnh sau đó đầy xúc động và đau lòng khi Geralt từ từ bước vào phòng và thấy Ciri bất tỉnh trên giường. Phần quay cảnh tập trung vào việc anh nhìn chằm chằm vào một khoảng không, cảm xúc ấy có thể cảm nhận được khi Geralt tiến sát cơ thể cô và ôm chặt cô, chấp nhận cái chết của cô khi anh làm như vậy. Đó là một cảnh không có lời và âm nhạc xây dựng chậm rãi khi cảnh diễn ra, bắt đầu thảm khốc và kết thúc đầy hy vọng.
3. Midgar Title Card – Final Fantasy VII
Final Fantasy VII nổi tiếng với phân đoạn cắt cảnh Midgar Title Card ngay khi vừa ra mắt. Phân cảnh này cực kỳ tỏa sáng khi Aerith thả bông hoa xuống, và máy ảnh sẽ quay ra bên ngoài để lộ ra một con phố nhộn nhịp của thành phố. Đầy người và xe hơi và một Metropolis rộng lớn đối lập với sự nhỏ bé Aerith.
Sau đó, âm nhạc nổi lên và toàn bộ Midgar nằm trơ trọi trước màn hình. Tiếp đó nội dung tiêu đề được hiển thị lên và hứa hẹn đây là một trong những game nhập vai hay và đáng chơi nhất mọi thời đại
4. Old Soldier – World Of Warcraft
World Of Warcraft là một tựa game nhập vai có phân đoạn cắt cảnh Old Soldier nổi tiếng mà bạn không nên bỏ lỡ. Cảnh này nối các đoạn hồi tưởng với nhau một cách hợp lý khi Saurfang dần bắt đầu nghi ngờ về lòng trung thành của mình với Horde mới. Mỗi hành động đều có tác động và giúp khán giả hiểu hoàn toàn Saurfang là ai và anh ấy tin tưởng vào điều gì. Đây được cho là thước phim hay và đáng xem nhất trong game.
5. The Suicide Mission – Mass Effect 2
Mass Effect 2 với phân đoạn cắt cảnh The Suicide Mission đáng nhớ ghi ấn sâu đậm vào lòng khán giả. Đây còn là một đoạn cắt cảnh cao trào, căng thẳng nhất nói về việc Shepard và nhóm của anh ấy phải di chuyển quả bom chuẩn bị phát nổ ra khỏi đó nhanh nhất có thể. Cutscene này vô cùng căng thẳng, âm thanh dồn dập, mạnh mẽ và đặt trong bối cảnh độc thoại của một nhân vật phản diện theo phong cách Borg cổ điển.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin thú vị về Cutscene là gì? Yếu tố “phù phép” mang đến trải nghiệm game hấp dẫn. Chúc bạn có những phút giây vui vẻ và thư giản thoải mái!