Chia sẻ Damage là gì? Damage được dùng như thế nào trong game và đời sống là ý tưởng trong nội dung bây giờ của tôi. Theo dõi bài viết để hiểu thêm nhé. Damage là một từ được sử dụng khá phổ biến trong giới làng game thủ, phần lớn người chơi thường sử dụng Damage trong các trận đấu kịch liệt. Vậy Damage thực chất là gì? Từ này được sử dụng trong ngữ cảnh thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
I. Damage là gì?
Damage trong tiếng Anh có nghĩa là “sát thương hoặc thiệt hại, nguy hiểm”. Damage được dùng nhiều với cùng với từ “phản”, tạo thành cụm từ “phản dame (damage)”. Nếu bạn là một tay game thủ thường xuyên chơi game thì sẽ gặp không ít từ Damage trong các trận đấu. Ngoài ra, nếu hay lướt mạng xã hội hoặc nói chuyện với các bạn trẻ thì chúng ta sẽ rất hay gặp cụm từ này.
Phản dame (damage) giống như một cách nói để miêu tả hành động bị phản đòn, đảo ngược tình thế vô cùng ấn tượng. Lúc này, người bị phản dame rơi vào thế bị động và cứng họng chẳng nói được gì!
Ví dụ:
A: Cậu béo thế
B: Tớ ăn sáng rồi. No quá!
A: Liên quan à?
B: Thế tớ béo liên quan cậu à?
II. Damage thường được sử dụng trong tình huống nào?
1. Đối với game
Có lẽ, Damage được sử dụng nhiều nhất trong game. Mang ý nghĩa “sát thương”, Damage thường xuất hiện khi game thủ chơi các tựa game hành động và chiến thuật mang đặc điểm đối kháng cao. Người chơi sẽ luôn cố gắng nâng cao tính damage với đối thủ để đối thủ lộ điểm yếu và dễ bị đánh bại.
Trong mỗi trận đấu, phổ biến nhất là thể loại MOBA với tựa game Liên Minh Huyền thoại. Xuyên suốt quá trình trải nghiệm game, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những cụm từ Steel Dame, Witch Dame, Magic Dame, … Chúng đều mang một mục đích là tăng sát thương mạnh mẽ và rút ngắn thời gian tiêu diệt đối thủ. Có 2 loại damage phổ biến hiện nay là damage vật lý và damage phép thuật.
Đối với game
2. Đối với đời sống
Như đã đề cập, Damage trong đời sống được dùng trong những ngữ cảnh khi bạn muốn “phản đòn” lại người khác. Chẳng hạn như các tình huống bạn gặp ai đó vô duyên quá mức, hoặc bị nói xấu, mỉa mai và bạn muốn người đó ngừng ngay lại. Lúc này, phần thắng của cuộc hội thoại không chỉ nằm về phía bạn mà còn khiến người kia tức nhưng chẳng làm gì được.
Đối với đời sống
III. Nên hay không nên phản Damage
1. Về mặt tốt
Đối với các trận đấu trong game đặc biệt là những dòng game MOBA, chúng ta không ít gặp những thành phần game thủ tiêu cực, luôn mỉa mai hay thậm chí là chơi xấu mình. Về mặt tốt thì phản damage cũng phần nào giúp họ biết thế nào là lễ độ, biết chừng mực trong cách cư xử và bạn cũng sẽ hạn chế được tình trạng người khác ỷ đông hiếp yếu khi chơi.
Đối với game là thế, còn đối với đời sống cũng có thể nói rằng việc phản dame cũng là một cách để tự bảo vệ bản thân mình. Một số người khi giao tiếp không có thói quen tôn trọng người khác, buông ra nhiều lời nói gây tổn thương. Nếu bạn im lặng, họ sẽ cứ thế tiếp tục lấn tới. Tuy nhiên, một vài câu phản dame của bạn sẽ khiến họ biết thế nào là “lễ độ” và phải dừng ngay hành động ác ý của mình. Đến đây, không chỉ họ học được bài học về sự tôn trọng người khác mà bạn cũng giải tỏa được những ấm ức trong mình.
Về mặt tốt
2. Về mặt xấu
Phản dame là điều tốt, song cũng tồn tại một số mặt xấu nhất định. Đơn cử như trong các trận đấu, việc chúng ta phản damage quá đà thì khiến cuộc chơi sẽ không còn vui vẻ nữa mà thay vào đó là hậm hực, bực tức, cay đắng … Điều này sẽ không hay chúng nào, đúng không?
Ngoài ra, xét về khía cạnh trong đời sống mà nói việc phản dame dồn dập của bạn có thể khiến đối phương bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng vì lời nói vốn dĩ là thứ vũ khí có tính sát thương cực kì cao. Trong tất cả trường hợp, bạn nên thật tỉnh táo để phản dame có chừng mực, dừng ở mức bảo vệ bản thân và tránh để lại kết quả không tốt. Người ta thường có câu “Lời nói không mất tiền mua”, vì thế mà bạn hãy lựa lời mà nói, sử dụng câu văn có ẩn ý thâm thúy nhưng đừng nên quá hà khắc nhé!
Về mặt xấu
IV. Những điều cần lưu ý khi phản Damage
Đối với bạn bè cùng trang lứa, hoặc là bạn chơi game, thì việc dùng từ “Damage” không chỉ giúp không khí cuộc trò chuyện trở nên vui vẻ, hào hứng hơn mà còn giúp mối quan hệ giữa các bạn trở nên cởi mở, gần gũi hơn.
Tuy nhiên, “Damage” sẽ không phù hợp chút nào khi bạn giao tiếp với người lớn tuổi, bề trên, cha mẹ, … Người lớn sẽ không hiểu bạn nói gì và thậm chí còn đánh giá bạn đang không tôn trọng họ. Vậy nên, bạn phải cân nhắc ngữ cảnh trước khi dùng “Damage” nhé!
Những điều cần lưu ý khi phản Damage
Trên đây là bài viết giải thích chi tiết khái niệm và ý nghĩa của Damage. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có cho mình những kiến thức bổ ích. Nếu bạn còn biết nghĩa nào của Damage nữa, đừng ngần ngại bình luận phía dưới để mọi người cùng biết nhé!