Nhận định Dark fantasy là gì? Đặc điểm nổi bật của thể loại Dark Fantasy là vấn đề trong nội dung bây giờ của tôi. Theo dõi bài viết để hiểu nhé. Từng một thời “làm mưa làm gió” cho các fan hâm mộ anime, Dark Fantasy là thể loại cực kỳ hấp dẫn nhưng lại cũng rất kén người xem. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết về thể loại Dark Fantasy nhé!
I. Dark fantasy là gì?
Là một thể loại phân nhánh từ Fantatsy, cụm từ Dark Fantatsy mang hàm ý kỳ ảo u tối. Vì có chữ Dark – Màu đen nên trường phái này luôn tập trung vào các chi tiết gây đáng sợ, ghê rợn,… Với sự pha trộn giữa yếu tố viễn tưởng đi kèm kinh dị, do đó, Dark Fantatsy gây được khá nhiều sự chú ý từ khán giả khi lột tả nhiều mặt trái của con người, xã hội,… Một số bộ Anime nổi tiếng đi theo xu hướng trên như: Goblin Slayer, Berserk, Overlord,…
II. Đặc điểm của thể loại Dark Fantasy
1. Thế giới tàn khốc
Vẫn giữ được nét độc đáo từ thể loại Fantasy, Dark Fantasy sẽ giới thiệu cho người xem, người đọc một thế giới giả tưởng đầy kỳ ảo, huyền bí và kích thích trí tò mò. Tuy nhiên thay vì là một thế giới đầy màu sắc với những thử thách đang chờ đón phía trước, Dark Fantasy tạo ra một quang cảnh tàn khốc, tông màu xám xịt và một tương lai u ám dành đang chờ đợi nhân vật chính.
Tính sáng tạo của nhà văn hay đạo diễn sẽ được thể hiện rõ nét nhất khi họ được toàn quyền sáng tạo ra những thứ “ghê tởm” và đáng sợ, chẳng hạn như quái vật, goblin,… Những thực thể “tà ác” ấy sẽ sống chung với đời sống thường ngày của con người, gieo giắc tai họa, sự bất an và cả nỗi sợ hãi tột độ.
2. Các sự kiện bi kịch chấn động
Tại sao lại nhận định Dark Fantasy có phần “ám ảnh“, vì thông thường góc nhìn của khán giả trong phim sẽ hòa cùng với ánh nhìn và thế giới quan của nhân vật chính. Vì lẽ đó, những tác động sâu sắc đến tâm lý nhân vật, một bước ngoặt của cuộc sống hay cụ thể là một bi kịch đầy đau thương sẽ khiến nội dung của Dark Fantasy gây ấn tượng rất mạnh đến giả.
Trong Goblin Slayer, đó là cảnh những con goblin tàn ác không chỉ dừng ở việc cướp đi sinh mạng của các nạn nhân là thiếu nữ mà thậm chí còn hành hạ họ; trong Berserk, đó là khi nhân vật chính bị ép phải bất lực nhìn người mình thương bị chà đạp theo đúng nghĩa đen một cách “dã man“,…
Khi chứng kiến những bi kịch ấy, khán giả sẽ phần nào cảm nhận được sự đau thương của nhân vật chính, đồng thời cũng sẽ cảm thấy một sự sợ hãi len lỏi trong tâm trí.
3. Đi sâu vào khía cạnh tâm hồn
Những tác phẩm Dark Fantasy không đánh mạnh vào yếu tố giật mình, jumpscare giống thể loại kinh dị thông thường. Thay vào đó, những đặc biệt trong cách sử dụng tông màu, hình ảnh và cốt truyện giúp tác giả khắc họa những dấu ấn đậm nét trong lòng người xem.
Nếu như trong Berserk, sự bất lực được thể hiện một cách đầy đau đớn thì trong Tokyo Ghoul, khán giả sẽ cực kỳ đồng cảm với sự cô đơn và tủi nhục của một cậu bé thiếu niên lứa tuổi đi học.
Tác giả thậm chí có thể sử những tông màu tương phản, giống như sự vui tươi trong Made in Abyss, để thể hiện một bản chất xấu xa nằm ẩn ở phía dưới. Tất cả những biện pháp nghệ thuật kể trên đều dẫn đến một mục đích cuối cùng – khơi dậy sự đồng cảm và kích thích trí tò mò từ khán giả.
4. Pha trộn yếu tố viễn tưởng và kinh dị
Như đã đề cập ở trước đó, Dark Fantasy vẫn mang nặng yếu tố viễn tưởng khi tạo ra một thế giới xám xịt với sự u ám trong đời sống và trong cả tâm hồn. Không có những loạt jumpscare nhàm chán, không có những con ma với tạo hình ghê rợn, Dark Fantasy có xu hướng cho khán giả nhìn thấy tận mắt nỗi sợ của mình, khiến nỗi sợ thấm dần và ghi dấu.
Thể loại Dark Fantasy thực ra rất rộng, và có lẽ điểm tạo nên sự khác biệt chính là giá trị của tác phẩm tồn tại qua thời gian. Mỗi tác phẩm Fantasy, thông qua sự tàn khốc và kinh dị, sẽ giúp người xem biết trân quý cuộc sống hiện tại, trân trọng những người thân yêu và sống tốt hơn với chính bản thân mình.
III. Dark Fantasy có khác biệt gì so với kinh dị?
Như đã đề cập trước đó, những tác phẩm kinh dị thông thường sẽ sử dụng những hình ảnh đáng sợ, kinh hãi và thậm chí ảnh hưởng nhất thời đến khán giả. Tuy nhiên, những nỗi sợ ấy chỉ mang tính ngắn hạn và người xem thường tìm đến thể loại này để trải nghiệm sự căng thẳng tột độ cũng như giây phút giải tỏa khi hết phim.
Dark Fantasy có thể sẽ khiến người xem phải giật mình ở một số phân cảnh, tuy nhiên không phải bởi jumpscare, mà bởi những hình ảnh quá đỗi con người nhưng lại quá đỗi tàn bạo. Dark Fantasy tác động bằng cách “thấm dần” một cách chậm rãi nỗi sợ vào tâm lý người đọc, người xem, từ đó dễ gây lên những tổn thương tâm lý đối với khán giả thuộc lứa tuổi thiếu nhi và chưa thể suy nghĩ một cách thấu đáo.
IV. Mặt trái của thể loại Dark Fantasy
Mặt trái lớn nhất của thể loại Dark Fantasy chính là cách mà các tác phẩm truyền đạt giá trị. Sự ám ảnh có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến những người xem thuộc lứa tuổi chưa suy nghĩ thấu đáo, và như đã đề cập trước đó, thiếu nhi hay các thanh thiếu niên mới lớn sẽ rất dễ bị tác động bởi những hình ảnh và bối cảnh quá não nề, tiêu cực.
Trong phân cảnh đầu phim của Goblin Slayer, khán giả sẽ được chứng kiến, dưới góc nhìn của một nạn nhân, nhìn một cô gái bị “làm nhục một cách tàn bạo” bởi bọn yêu tinh trước khi chúng biến cô thành bữa ăn của mình.
Phân cảnh này rất dễ gây hiểu nhầm cho trẻ vị thành niên khi có các suy nghĩ liên quan đến vấn đề tâm sinh lý, ảnh hưởng nặng và có thể “bóp méo” thế giới quan của họ sau khi trưởng thành.
Trên đây là bài viết chi tiết về những yếu tố tạo nên thể loại Dark Fantasy cũng như những điều nổi bật đáng chú ý của nó. Nếu yêu thích manga hay các bộ phim anime “ngầu lòi” nhưng cũng đầy sâu sắc, đừng bỏ qua thể loại này nhé!