Phân tích DLNA là gì? Những đặc điểm nổi bật của công nghệ DLNA mà bạn nên biết là ý tưởng trong bài viết hôm nay của chúng mình. Theo dõi bài viết để tham khảo nhé. Hằng ngày khi sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi, máy in,…chắc hẳn chúng ta đã từng nghe qua DLNA. Vậy thế nào là DLNA và nó có những điểm đáng chú ý gì? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé !
1. DLNA là gì?
DLNA là viết từ của cụm từ Digital Living Alliance (Liên minh Kết nối Đời sống Số). Đây là tên gọi của một Hiệp hội thương mại được thành lập vào năm 2003 với mục đích phát triển và tối giản việc chuyển dữ liệu. Nói cách khác, thay vì sử dụng nhiều dây cá rườm rà, các thiết bị kỹ thuật số của bạn sẽ chia sẻ những nội dung media thông qua một kết nối mạng Internet duy nhất.
2. Công nghệ DLNA làm được những gì ?
– Xem phim: DLNA cho phép người dùng chia sẻ những video được lưu trong máy quay sang máy tính, bạn cũng có thể trình chiếu chúng lên màn hình tivi để tận hưởng những thước phim tuyệt vời.
– Nghe nhạc: Tính năng tiếp theo là chuyển file nhạc giữa hai thiết bị có hỗ trợ DLNA từ máy tính sang điện thoại hay các thiết bị nghe nhạc khác nhanh chóng mà không cần bất kỳ dây kết nối nào.
– Xem và in ảnh: Tối giản hóa và hỗ trợ người dùng chia sẻ ảnh với bất cứ thiết bị điện tử nào có trang bị DLNA.
3. Ưu điểm và nhược điểm của DLNA là gì?
– Ưu điểm
+ Dễ kết nối và sử dụng.
+ Tính tương thích cao.
+ Kết nối được với hầu hết các thiết bị.
+ Tiết kiệm bộ nhớ lưu trữ.
– Nhược điểm
+ Công nghệ cũ và có dấu hiệu thụt lùi hơn so với các hình thức kết nối không dây khác như Screen Mirroring, Google Cast hoặc Photo Share, Smart View, LG Smart Share.
+ Phụ thuộc nhiều vào kết nối Internet.
+ Yêu cầu khoản chi phí khá tốn kém để duy trì giao thức ổn định.
+ Với những video có code H.263 hay DivX sẽ bị hạn chế nội dung.
4. Những dòng thiết bị được hỗ trợ DLNA
– Thiết bị mạng gia đình: Đây là những thiết bị lưu trữ âm thanh và hình ảnh trung gian và sau đó sao chép sang các thiết bị khác để sử dụng. Một số ví dụ có thể kể đến như máy tính hay ổ đĩa lưu trữ trong mạng NAS.
– Thiết bị di động cầm tay: Với loại thiết bị này thì DLNA sẽ chia sẻ dữ liệu thông qua mạng nội bộ, ví dụ như smartphone, máy nghe nhạc, máy tính bảng,…
– Lớp thiết bị cơ sở hạ tầng: Đây là một công cụ hỗ trợ cho việc kết nối thiết bị cầm tay kết nối không dây với mạng nội bộ.
Một số thương hiệu có sử dụng DLNA:
– Điện thoại thông minh: Samsung Galaxy, Oppo, Sony,…
– Máy in: HP Printer , Canon HP, …
– Máy ảnh: Sony Cybershot, Samsung,…
– Tivi: Tivi Samsung, tivi LG, tivi Sony,…
Bài viết trên cung cấp thông tin về khái niệm DLNA cũng như một số đặc trưng của công nghệ này. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!