Chia sẻ FakeApp là gì? Nó hoạt động ra sao và đã làm được gì? là vấn đề trong nội dung bây giờ của tôi. Theo dõi nội dung để tham khảo nhé. Tờ The Sun vừa cho biết, một công cụ sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) có khả năng ghép khuôn mặt của những nhân vật nổi tiếng vào video khiêu dâm mang tên FakeApp đang gây ra nhiều nỗi lo, vì nó dễ sử dụng và hoàn toàn miễn phí cho tất cả người dùng internet.
FakeApp đến từ đâu?
Nguồn gốc của ứng dụng FakeApp là từ tài khoản trên diễn đàn Reddit có tên “deepfakes” – người đã ghép gương mặt của nữ diễn viên phim Wonder Woman – Gal Gadot vào cơ thể một diễn viên khiêu dâm.
Đáng nói hơn, dường như nhân vật này không phải kỹ sư máy tính lành nghề mà chỉ là một người bình thường đã sử dụng công cụ máy học được Google phát hành công khai. Sau đó, “deepfakes” tạo ra một trang riêng trên Reddit và nhanh chóng có hàng chục nghìn người đăng ký theo dõi.
Từ công cụ mà anh ta sử dụng, một người dùng Reddit khác đã phát triển nó thành FakeApp – được giới thiệu là hệ thống thân thiện hơn, cho phép cả những người không có kiến thức về máy tính thực hiện việc biến đổi gương mặt.
Điều này làm dấy lên mối lo ngại trong cộng đồng, khi ai cũng có thể dễ dàng tạo ra những video hoán đổi khuôn mặt (mà không loại trừ khả năng sẽ có người thực hiện với mục đích xấu).
Hiện nay, những video giả mạo được cho là đã lan truyền ra nhiều trang web chiếu phim khiêu dâm.
FakeApp hoạt động như thế nào?
FakeApp sử dụng thuật toán “machine learning”, tức máy học, một dạng của trí thông minh nhân tạo để tạo ra phiên bản của một gương mặt.
Trước tiên, nó phân tích hàng trăm hình ảnh và video trên YouTube của người có khuôn mặt cần ghép. Sau đó, nó đi qua từng khung hình của video muốn ghép, nối khuôn mặt của đối tượng vừa phân tích vào vị trí tương ứng trong một quá trình có thể kéo dài đến 8 tiếng đồng hồ cho một video kéo dài vài phút.
Các kết quả cho ra có thể khác nhau trong mỗi trường hợp, nhưng nếu 2 người có cùng màu da và vóc dáng, sự chân thực mà ứng dụng này mang lại là khá thuyết phục.
FakeApp và mặt trái của công nghệ
Tuy cách sử dụng của FakeApp rất dễ dàng, vẫn chưa có một thông tin chi tiết về việc bao nhiêu gương mặt đã bị lồng ghép vào những video “nóng”.
Trang Motherboard đã liệt kê ra một vài cái tên, bao gồm diễn viên Jessica Alba – người bị đưa khuôn mặt vào cơ thể của diễn viên phim người lớn Melanie Rios bởi người dùng UnobtrusiveBot.
Trong khi đó, tài khoản nuttynutter6969 đã sử dụng FakeApp để “bê” khuôn mặt của nữ diễn viên Daisy Ridley lên một nữ diễn viên phim khiêu dâm khác. Những nạn nhân nổi tiếng còn có ca sĩ Ariana Grande, ca sĩ Katy Perry hay diễn viên Emma Watson. Thật khó để phân biệt thật giả khi nhìn vào những hình ảnh như thế này:
“Deepfaking” đã được sử dụng cho việc gì khác ngoài video nhạy cảm?
Rất may, FakeApp, hay “deepfaking” (từ ngữ chỉ việc đánh tráo khuôn mặt) cũng đã được sử dụng để tạo ra những cảnh quay không mang tính đồi trụy. Một trong những ngôi sao bất đắc dĩ là diễn viên huyền thoại Nicholas Cage. Được biết, người ta đã ghép mặt Cage vào những bộ phim mà ông không có vai diễn, Raiders of the Lost Ark hoặc Superman chẳng hạn.
Trong một video vui nhộn khác, mặt của Thủ tướng Đức Angela Merkel được thay thế bằng mặt của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kỳ quặc hơn cả là trường hợp người dùng Reddit có nick Z3ROCOOL22 kết hợp trùm phát xít Đức Hitler với Tổng thống Argentina Mauricio Macri.
Kết
FakeApp, “deepfaking” nói riêng và AI nói chung cũng giống như mọi trường hợp khác của tiến bộ công nghệ, nếu sử dụng đúng cách, cuộc sống con người sẽ trở nên thú vị và tiện lợi hơn. Còn ngược lại, nhiều hệ lụy xấu sẽ xảy ra.
Hãy hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ luôn có nhận thức đúng đắn về công nghệ để áp dụng nó vào cuộc sống một cách hợp lý nhất.