Đánh giá File .htaccess là gì? Cách chỉnh sửa, cấu hình file .htaccess cơ bản là vấn đề trong nội dung hôm nay của tôi. Theo dõi nội dung để tham khảo nhé. File .htaccess không còn xa lạ với các lập trình viên web nữa, bởi file này giúp bạn lưu trữ những hành động điều hướng URL trên site. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ một số kiến thức về file .htaccess và hướng dẫn cách chỉnh sửa, cấu hình file .htaccesss . Cùng xem ngay thôi!
1. File .htaccess là gì?
File .htaccess hay được gọi là Hypertext Access là một file cấu hình sử dụng cho web server chạy Apache. File này được máy chủ chấp nhận như là một thành phần và cho phép thực hiện điều hướng và bật các tính năng một cách linh hoạt hoặc bảo vệ một phần nào đó của trang web. Đặc biệt, file .htaccess có tác dụng trên thư mục hiện hành và tất cả thư mục con, file được dùng để thiết lập các tùy chọn như thực thi hay loại bỏ tính năng, quản lí các truy cập website.
2. File .htaccess nằm ở đâu?
File .htaccess nằm ngang hàng với thư mục gốc (thường là public_html, www,…) và file robots.txt. Bạn có thể tìm file .htaccess bằng cách sau:
– Đối với host DirectAdmin, chọn File > Chọn public_html > Chọn .htaccess.
– Đối với host Cpanel, chọn File manager > Chọn public_html > Chọn .htaccess.
3. Chức năng của file .htaccess
– Tăng tính bảo mật cho WordPress: Giữ cho site luôn được an toàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mọi Admin. Không cần bạn phải là coder hay developer, bạn có thể tận dụng sức mạnh của file .htaccess để tăng tính bảo mật cho WordPress.
– Có thể xử lý logic đối với request bất kỳ mà không cần phải reload hay restart lại web server:
+ Cho phép những người không phải administrator cũng có thể chỉnh (restrict access, authenticator, authorization) mà không phải đụng tới toàn bộ config của apache.
+ Cho phép nhà cung cấp dịch vụ Hosting, có thể dễ dàng phân quyền access dễ dàng cho người sử dụng, chỉ access trong những folder của riêng mình.
+ Phù hợp cho những hệ thống quản lý nội dung.
4. Cách tạo file .htaccess toàn tập
Cách 1: Tạo file .htaccess bằng Notepad
Bước 1: Mở Notepad.
Bước 2: Gõ đoạn code như dưới đây.
Bước 3: Chọn File > Chọn Save As.
Bước 4: Đặt tên file dưới dạng *.htaccess > Chọn All Files > Chọn OK.
Lưu ý: File .htaccess sẽ được up vào thư mục public_html (đối với host DirectAdmin). Tuy đây là cách làm không chính thống và không được hệ điều hành hỗ trợ nhưng vẫn có thể tạo được như một cách “chữa cháy” khi không biết đến các cách làm khác.
Cách 2: Tạo file .htaccess bằng hosting
Bước 1: Truy cập vào tài khoản hosting của bạn khi được nhà cung cấp cho bạn tên và mật khẩu của tài khoản.
Bước 2: Tạo file .htaccess bằng cách nhấp chuột phải vào khoảng trống trong File Manager > Chọn New File.
Bước 3: Điền tên .htaccess > Nhấn Create để lưu.
Cách 3: Tạo file .htaccess dựa trên hệ điều hành Linux
Bước 1: Vào hệ điều hành Linux > Tạo một file .htaccess.
Bước 2: Sao chép tệp tin đã tạo vào các máy tính hệ điều hành Windows.
Lưu ý: Khi làm cách này, bạn cần phải nén tệp tin đó trước khi download và giải nén ngay sau khi tải về.
5. Hướng dẫn cấu hình file .htaccess cơ bản
Thay đổi trang báo lỗi với .htaccess
Bạn có thể cấu hình file .htaccess bằng cách thay đổi trang báo lỗi với .htaccess với ErrorDocument có mã số lỗi /trangloi.html. Trong đó, mã số lỗi là mã số của các lỗi phát sinh.
Dưới đây là một số lỗi hay gặp khi cấu hình file .htaccess:
– 401: Authorization Required (Cần password để truy nhập).
– 400: Bad request (Lỗi do yêu cầu).
– 403: Forbidden (Không được vào).
– 500: Internal Server Error (Lỗi server).
– 404: Wrong page (Lỗi trang, không tìm thấy,…).
Chống ăn cắp băng thông
Để chống ăn cắp băng thông, bạn nên đặt vào file .htaccess nội dung như sau:
Ngăn việc hiện các tập tin trong thư mục
Để ngăn việc hiện các tập tin trong thư mục, bạn đặt vào file .htaccess nội dung Options – Indexes.
Tự động load trang index
Một trong cách cấu hình file .htaccess phổ biến là thiết lập trình tự load trang Index. Bạn chỉ cần sắp xếp các file index lại và file nào có theo thứ tự gần nhất sẽ được ưu tiên xuất hiện.
Cấm IP truy cập
– Nếu bạn muốn từ chối IP truy cập, bạn chỉ cần gõ deny from IP vào file .htaccess, trong IP là địa chỉ IP mà bạn muốn cấm (Ví dụ: 203.262.110.20).
– Nếu bạn muốn cho phép IP truy cập, bạn chỉ cần gõ allow from IP vào file .htaccess, trong IP là địa chỉ IP mà bạn muốn cho phép truy cập (Ví dụ: 203.262.110.20).
Tự động redirect
Để tự động redirect cho website, bạn copy đoạn mã sau vào file .htaccess: Redirect/olddirectory http://www.trangwebmoi.com/thumucmoi.
Tùy biến đuôi tập tin
Để tùy biến đuôi tập tin, bạn nhập 2 dòng RewriteEngine on và RewriteRule (.*).dll$ $1.html vào file .htaccess
Trong đó:
– html là phần mở rộng thực sự của những tập tin.
– dll là phần mở rộng do chúng ta tự chọn.
Tự động chèn www vào address bar
Bạn có thể chèn đoạn code sau vào file .htaccess để website tự động chèn www vào address bar.
Tự động xóa www khỏi address bar
Bạn có thể chèn đoạn code sau vào file .htaccess để website tự động bỏ www.
Bắt buộc dùng https
Để ép buộc client phải truy cập vào website bằng https, có thể dùng đoạn code vào file.htaccess để cập nhật như sau:
6. Cách chỉnh sửa file .htaccess
Mặc định file .htaccess có sẵn khi cài đặt WordPress nên bạn sẽ thấy nó nằm ngay trong thư mục gốc của WordPress. Để chỉnh sửa file .htaccess, bạn chỉ cần mở file bằng Notepad hoặc Notepad++ hoặc bất cứ phần mềm tương tự.
Lưu ý:
– Bạn không được thêm bất cứ đoạn code hay chỉnh sửa vào đoạn #BEGIN và #END, tốt nhất là thêm vào đoạn mới phía dưới nó.
– Sau khi bạn thêm một đoạn code nào đó hãy nhớ lưu lại.
– Nếu bạn chèn khá nhiều đoạn code khác nhau, đừng thêm vào cùng một lúc.
– Hãy lần lượt sửa từng đoạn một, nếu gặp lỗi bạn sẽ biết nó bị từ đoạn code nào để sửa.
7. Một số lưu ý khi sử dụng file .htaccess
Khi sử dụng file .htaccess, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
– Trong file .htaccess chỉ có duy nhất một dòng RewriteEngine On mà thôi. Thế nên trước khi thêm đoạn code mới nào, bạn dùng Ctr + F để kiểm tra xem có đoạn mã kia chưa rồi hãy thêm nhé.
– File .htaccess là một file quan trọng, do đó cần phải được bảo mật cẩn thận, tránh để bị người khác vào sửa linh tinh.
– Trước khi chỉnh sửa, bạn nên tiến hành tạo backup sao chép toàn bộ nội dung của file .htaccess ra chỗ khác giúp nếu sai thì có thể restore lại. Điều này tránh tình trạng file htaccess nếu như cấu hình sai có thể khiến toàn bộ website không hoạt động được hoặc hoạt động không đúng ý.
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những kiến thức về file .htaccess và cách chỉnh sửa, cấu hình file .htaccesss . Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!