Đánh giá về GaN là gì? Thiết bị nào có công nghệ sạc GaN?

Nhận định Công nghệ sạc GaN là gì? Có gì nổi bật? Thiết bị nào có công nghệ GaN? là chủ đề trong bài viết hôm nay của chúng tôi. Theo dõi nội dung để hiểu nhé. Quick Charge và GaN là hai công nghệ sạc đang dần phổ biến cho các dòng smartphone hiện nay. Tuy nhiên, lại khá ít người dùng hiểu biết về công nghệ sạc GaN. Cùng Thế Giới Di Động tìm hiểu xem công nghệ sạc GaN là gì, có gì nổi bật và có mặt trên những thiết bị nào nhé.

1. GaN là gì?

GaN hay Gallium Nitride là một hợp chất bán dẫn có mặt từ năm 1990, là một trong những chất bán dẫn phổ biến nhất bên cạnh Silicon. Tuy vậy, GaN lại có những ưu điểm vượt trội Silicon nhờ khả năng chịu nhiệt tốt hơn, có thể chịu điện năng cao và độ di động điện tử cao gấp nhiều lần.

GaN vẫn chưa thể là hợp chất thay thế hoàn toàn cho silicon mà thay vào đó, GaN thể hiện hiệu quả rất tốt trong việc xử lý thiết bị điện năng cao ở các linh kiện sạc nhanh điện thoại. Ngoài ra, công nghệ anten radio 5G cũng sử dụng GaN.

2. Công nghệ sạc GaN là gì?

Công nghệ sạc GaN có mặt trên những sản phẩm củ sạc, adapter sử dụng chất liệu Gallium Nitride. GaN giúp thu nhỏ kích cỡ của các loại sạc nhanh, đồng thời tối ưu nhiệt lượng tỏa ra từ củ sạc, khiến sạc mát hơn và an toàn hơn. Ngoài sạc điện thoại, sạc máy tính cũng có tiềm năng lớn ứng dụng công nghệ GaN.

3. Ưu điểm, nhược điểm của công nghệ sạc GaN

Ưu điểm của công nghệ sạc GaN

– Kích thước nhỏ gọn: GaN mang lại tốc độ truyền dẫn và xử lý nhanh hơn silicon, dẫn đến trọng lượng sạc nhẹ hơn và kích cỡ nhỏ hơn. Sạc công nghệ GaN rất phù hợp trong những chuyến công tác xa hoặc đi du lịch.

– Sạc nhanh hơn: Hợp chất GaN dẫn điện tốt hơn và cắt giảm được nhiệt năng, dòng điện sẽ hướng về thiết bị sạc nhanh hơn. Điều này vừa tiết kiệm điện vừa tiết kiệm thời gian sạc.

– Cải thiện tần số chuyển mạch: Bộ sạc GaN có tần số chuyển đổi cao hơn, hỗ trợ truyền tải điện không dây nhanh hơn.

– Tiết kiệm chi phí: Có 1 sự thật rằng GaN có giá thành cao hơn silicon nhưng sẽ đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn. Chi phí sản xuất được tối ưu sẽ khiến giá thành tới tay người dùng được giảm đáng kể.

Nhược điểm của công nghệ sạc GaN

– Củ sạc GaN chưa thể đạt được tiềm năng tốt nhất do công suất các thiết bị điện tử còn thấp và chip quản lý chưa thể đáp ứng.

– Phân khúc sản phẩm sạc hiệu suất cao từ 90 – 100 W chưa được đa dạng.

– Giá thành còn cao so với mặt bằng chung.

– Nếu bạn sử dụng củ sạc GaN cho laptop sẽ cần thêm phụ kiện như dây sạc và đầu chuyển đổi.

4. Khác biệt giữa GaN và silicon

Khác biệt giữa hai hợp chất bán dẫn phổ biến này chủ yếu là về hiệu năng. Giới hạn dẫn điện của GaN cao hơn nhiều so Silicon. Việc này giúp chế tạo được các thiết bị chịu được nguồn điện cao hơn so với Silicon. Các thiết bị sử dụng GaN có độ bền cao hơn trong các môi trường khắc nghiệt.

Các thiết bị sử dụng GaN có thể thu gọn kích thước hơn 30% so với chế tạo từ Silicon. Công nghệ GaN chỉ thua thiệt Silicon một chút về giá thành và độ phổ biến nhưng có thể nói rằng các thiết bị GaN đều xứng đáng tới từng xu bỏ ra.

5. Có nên dùng bộ sạc GaN?

Câu trả lời chắc chắn là CÓ, tuy vậy cũng sẽ phụ thuộc vào khả năng tài chính của bạn. Nếu bạn muốn một mẫu sạc nhỏ gọn, tối giản và đi trước thời đại thì có thể chọn bộ sạc GaN. Còn nếu bạn quan tâm đến vấn đề an toàn cũng như tiết kiệm điện, không đối thủ nào có thể vượt qua bộ sạc GaN.

6. Công nghệ sạc GaN có thể là xu hướng của tương lai?

Các hãng công nghệ lớn như Apple, Samsung, Xiaomi,… vẫn chưa phổ biến rộng rãi công nghệ GaN trên các bộ sạc của mình. Trong tương lai gần, nếu tối ưu được quy trình sản xuất, công nghệ sạc GaN chắc chắn là xu hướng của tương lai. Người dùng cũng sẽ mua bộ sạc GaN nhiều hơn vì giá thành phải chăng.

7. Một số mẫu Adapter sạc có công nghệ GaN

Chuỗi cửa hàng Thế Giới Di Động luôn mang tới những sản phẩm nổi bật nhất, chất lượng tốt nhất tới khách hàng. Bạn có thể lựa chọn và mua sắm online những mẫu sạc công nghệ GaN dưới đây:

Adapter sạc 2 cổng USB Type C PD 45W Anker PowerPort Atom III A2322

Mẫu adapter của Anker có thiết kế nhỏ gọn, tinh tế đi kèm 2 cổng sạc USB-C và USB-A tiện lợi. Với công suất 45 W, bạn có thể sạc điện an toàn và nhanh chóng cùng lúc 2 thiết bị. Hai công nghệ sạc nhanh Power Delivery và PowerIQ cũng được tích hợp trên sản phẩm Anker này.

Adapter sạc 2 cổng Type C PD 60W GaN Belkin WCH003

Adapter sạc Belkin có trọng lượng khá nhẹ, thiết kế gọn gàng cùng công nghệ Power Delivery. Bạn có thể sạc hai thiết bị cùng lúc qua hai cổng Type-C, với công suất 18 W và 50 W. Các thiết bị như iPad Pro, MacBook và iPhone đều tương thích với mẫu adapter Belkin này.

Adapter Sạc 2 cổng USB Type C PD QC 3.0 GaN 65W Xmobile MFR65

Mẫu Adapter Xmobile có vỏ nhựa đen huyền bí cùng chất lượng hoàn thiện tốt. Bạn có thể rút ngắn thời gian sạc qua hai cổng Type-C và USB với công suất tối đa lần lượt là 65 W và 30 W. Mẫu adapter này còn được Xmobile trang bị công nghệ sạc nhanh Quick Charge 3.0 và Power Delivery.

Adapter Sạc 4 cổng Type C PD QC3.0 GaN 100W HyperJuice Stackable HJ417

Mẫu Adapter Hyper siêu khủng này được trang bị tới 4 cổng sạc nhanh, đi kèm là thiết kế vỏ nhựa đen chống bám vân tay tốt. Các công nghệ sạc nhanh hiện đại như Power Delivery 3.0, Quick Charge 3.0 và thậm chỉ cả PPS đều có mặt trên mẫu sạc GaN này.

Mặt lưng của adapter còn được trang bị 1 ổ cắm AC định mức 1500 W giúp có thể sử dụng thông thường như một ổ cắm hoặc ghép chồng các adapter lên nhau để sạc.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, bạn có thể hiểu hơn về công nghệ sạc GaN cũng như tin tưởng vào sự phát triển trong tương lai của công nghệ sạc này.