Tập hợp Kim loại nặng là gì? Ảnh hưởng thế nào với sức khỏe con người? là ý tưởng trong nội dung hôm nay của chúng tôi. Theo dõi nội dung để hiểu thêm nhé. Dù bị ngộ độc trực tiếp hay dán tiếp từ đồ ăn, thức uống thì kết quả cũng như nhau. Do đó bạn cần nắm rõ các kiến thức cơ bản về ngộ độc chì hay kim loại nặng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cũng như người thân trong gia đình.
Trong những ngày gần đây, có nhiều thông tin nghi vấn cho rằng Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, chính là nơi rò rỉ chất độc hại kim loại nặng trên vùng biển Vũng Áng và dọc bờ biển dài hàng trăm km ở các tỉnh miền Trung, khiến rất nhiều loài cá bị chết. Thậm chí, một thợ lặn ở Formosa còn bị nhiễm độc đồng cao gấp hơn 2 lần mức bình thường. Làm người này bị nôn mửa, tiêu chảy và quặn đau ở vùng bụng. Nếu không theo dõi, điều trị kịp thời thì người thợ lặn nói trên sẽ bị nhiễm độc ở nhiều cơ quan như gan, thần kinh, mắt, thận, tim, máu… và có thể tử vong.
Chưa kể, nhiều người dân còn vớt cá chết trôi dạt từ bờ biển Vũng Áng vào để làm mắm và bán lại cho người khác. Điều này rất nguy hiểm, không chỉ gây hại đến sức khỏe của bản thân, gia đình mà còn trực tiếp “đầu độc” người mua cá, do người bán thiếu kiến thức và muốn kiếm thêm được đồng nào đỡ đồng nấy. Bây giờ, thông tin vùng biển Vũng Áng bị nhiễm độc như thế, thử hỏi đổi lại là bạn sống ở nơi đó có dám ăn cá trong những ngày này nữa không? Riêng mình thì khá là nhát.. miệng!
Trước vấn nạn trên, mình sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin cơ bản về tác hại của ngộ độc chì hay kim loại nặng, để bạn không mất nhiều thời gian tìm kiếm trên internet.
1. Kim loại nặng là gì?
Chì là nguyên tố có độc tính cao nằm trong danh sách kim loại nặng có thể tìm thấy ở tất cả các môi trường, chủ yếu là do các hoạt động của con người gây ô nhiễm như đốt các nhiên liệu hóa thạch, khai thác mỏ, các hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, còn có thuỷ ngân (Hg), cadimi (Cd), arsen (As), bạc (Ag)… Kim loại nặng được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, cũng như các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại thông minh, xe hơi điện,…
Nói cách khác, đối với sinh lý của con người thì chì hoàn toàn có hại. Bất kỳ một lượng chì nào được tìm thấy trong cơ thể đều do người đó tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm, nước, thuốc nam và các vật dụng có chứa chì.
2. Con đường nào đã đưa chì vào cơ thể người?
Không giống như đại dịch HIV/AIDS chủ yếu lây qua đường tình dục và máu,… Chì còn “rộng đường” hơn thế nữa:
- Qua đường hô hấp: Hít phải bụi, không khí, khói và hơi có chứa chì.
- Qua đường tiêu hóa: Đồ ăn, thức uống, do bàn tay (không vệ sinh tay trước khi ăn uống) hoặc ngậm, mút các đồ vật có chứa chì.
- Qua da: Tuy không bằng đường hô hấp và tiêu hóa nhưng vẫn gây ngộ độc, đặc biệt khi tiếp xúc kéo dài.
- Qua nhau thai, sữa mẹ: Chì qua nhau thai, nên mẹ bị ngộ độc chì thì con cũng bị ngộ độc. Chì cũng có thể qua đường sữa mẹ (nhưng chưa có thông tin cụ thể).
3. Mức độ phá hoại cơ thể người do kim loại nặng gây ra
Đối với đại diện hàng đầu là chì, thì nó sở hữu lượng chất độc phức tạp, ảnh hưởng rất khác nhau trên hầu hết các cơ quan của cơ thể, bao gồm:
- Đánh vào thần kinh: Với thần kinh trung ương, chì gây tổn thương tế bào, gây chết tế bào thần kinh, kích thích thần kinh trung ương. Gây hủy hoại, thoái hóa dây thần kinh.
- Thâm nhập vào máu: Gây thiếu máu do ức chế tổng hợp hồng cầu, rút ngắn tuổi thọ của hồng cầu do làm hồng cầu dễ bị vỡ.
- Gây chuyện với tim mạch: Thông qua nhiều cơ chế khác nhau chì gây tăng co bóp thành mạch máu dẫn tới tăng huyết áp.
- Ảnh hưởng đến nòi giống: Giảm chức năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.
- Dành nhiều “tình cảm” cho hệ xương: Xương là nơi chì tập trung nhiều nhất ở cơ thể. Chì làm giảm hình thành xương mới và mất cân bằng các tế bào xương. Giảm tăng trưởng xương và giảm chiều cao ở trẻ em bị ngộ độc chì.
- Và nhiều hơn thế nữa…
Không biết bạn đang sống ở môi trường như thế nào và công việc hàng ngày ra sao, có tiếp xúc nhiều với kim loại nặng hay không? Dù sao đi nữa, nếu thấy có dấu hiệu nào bất thường thì cũng nên đi khám sức khỏe cho yên tâm hơn, dù bệnh viện là nơi mà hỏi đến ai cũng cảm thấy phát ngán.