Khám phá Lỗi burn-in là gì? Làm thế nào để khắc phục? là vấn đề trong nội dung bây giờ của chúng mình. Theo dõi nội dung để hiểu nhé. Lỗi burn-in (lưu ảnh màn hình) là một hiện tượng dễ dàng gặp phải trên các thiết bị sử dụng màn hình OLED như điện thoại, tivi. Thậm chí burn-in còn được xem như một “tính năng” của màn hình OLED khi không thể nào tránh khỏi khi sử dụng lâu. Vậy Burn-in (lưu ảnh màn hình) là gì? Làm thế nào để khắc phục? Cùng xem bài viết nhé!
1. Lỗi burn-in màn hình là gì?
Burn-in hay còn gọi là lưu ảnh màn hình, bóng ma màn hình, bay màu, xuất hiện bóng mờ trên màn hình, là hiện tượng màn hình bị hiện bóng mờ chèn trên màn hình khi hiển thị hình ảnh tĩnh trong một thời gian dài.
Lỗi Burn-in đã xuất hiện từ rất lâu, trên những tivi CRT và màn hình máy tính đời cũ trước cả khi chúng xuất hiện trở lại trên những màn hình OLED hiện đại ngày nay.
2. Tại sao hiện tượng burn-in thường xuất hiện trên màn hình OLED?
Màn hình OLED còn có tên gọi Organic LED (màn hình LED hữu cơ). Sỡ dĩ loại màn hình này có tên gọi màn hình LED hữu cơ là vì để nhắc đến chất hữu cơ dùng trong từng điểm ảnh phụ, khi có dòng điện đi qua sẽ phát sáng ra các màu Red, Green, Blue (Đỏ, Xanh Lá Cây, Xanh Dương).
Các chất hữu cơ sử dụng trong từng điểm ảnh phụ vốn có vòng đời không giống nhau. Sau một thời gian phát sáng, các điểm ảnh này sẽ dần bị thoái hóa với thời gian khác nhau. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng burn-in. Những nơi thường dễ bị hiện tượng burn-in nhất chính là các thanh trạng thái, thanh điều hướng, icon trên điện thoại hay tivi.
Những điểm ảnh tại những khu vực này thường xuyên hiển thị một nội dung, trong khi những điểm ảnh khác xung quanh được thay đổi liên tục. Nếu để như vậy trong một thời gian đủ lâu, sẽ dẫn đến chênh lệch các điểm ảnh, kéo dài càng lâu thì chênh lệch sẽ càng nhiều.
3. Burn-in ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng hiển thị?
Hiện tượng burn-in sẽ khiến điện thoại hay các thiết bị sử dụng màn OLED của bạn bị ám màn, màn hình sẽ bị ngã hồng, xanh lá hoặc vàng một cách thái quá, nặng hơn sẽ bị hiển thị các bóng mờ trên màn hình, gây khó chịu khi sử dụng. Trong một số trường hợp thì hiện tượng lưu ảnh sẽ “biến mất” sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu để một hình ảnh tĩnh quá lâu thì sẽ gây ra lưu ảnh vĩnh viễn, bạn chỉ còn cách bỏ một khoản tiền kha khá để thay màn hình nếu muốn khắc phục điều này.
4. Cách kiểm tra màn hình có bị burn-in không
Để kiểm tra màn hình có bị burn-in không, bạn cần quan sát kỹ màn hình có bị vệt mờ khi chuyển màn hình không, có bị bóng mờ không, nhất là những khu vực dễ burn-in như thanh thông báo, thanh điều hướng,…
Trên thực tế, chỉ khi smartphone sử dụng trong thời gian dài và liên tục thì mới xảy ra hiện tượng burn-in hay bóng mờ này. Trong một cuộc thử nghiệm với các dòng điện thoại sử dụng màn OLED như iPhone X, Galaxy S7 Edge và Galaxy Note 8. Họ cho các smartphone này hiển thị một hình ảnh tĩnh trong nhiều giờ liên tục đến khi chúng xuất hiện lỗi burn-in.
Kết quả cho thấy, chỉ khi hiển thị hình ảnh trong 510 giờ liên tục thì các thiết bị này mới xuất hiện lỗi burn-in. Họ cũng tiến hành các thí nghiệm với nhiều khung giờ khác nhau nhưng không có hiện tượng lưu ảnh nào xảy ra trên cả 3 thiết bị.Do đó, để lỗi burn-in xuất hiện trên màn hình là điều rất khó xảy ra, trừ khi bạn dùng chiếc điện thoại của bạn mở liên tục một hình ảnh suốt 510 giờ!
5. Cách khắc phục hiện tượng burn-in màn hình
Hiện nay chưa có cách nào để khắc phục hiện tượng burn-in trên các thiết bị sử dụng màn hình OLED ngoài cách thay màn hình.Tuy nhiên, trên những tivi, điện thoại hay các thiết bị sử dụng màn OLED hiện đại ngày nay, hiện tượng burn-in đã giảm đi nhiều nhờ các hãng đã tích hợp vào chúng các chương trình bảo vệ màn hình, mục đích là sử dụng các hình ảnh động để ngăn ngừa hiện tượng burn-in xảy ra.
Ngoài ra, tuy không thể khắc phục hoàn toàn được burn-in, bạn cũng có thể giảm thiểu hiện tượng này xuống mức thấp nhất bằng những cách sau:
– Tránh hiển thị hình ảnh tĩnh quá lâu
Hiển thị hình ảnh tĩnh quá lâu là nguyên nhân chính dẫn đến burn-in. Vì vậy, bạn hãy giảm tối đa hình ảnh tĩnh như thanh điều hướng và thanh thông báo trên điện thoại. Bạn cũng nên hạn chế chơi game trên hiện thoại hàng tiếng đồng hồ, các hình ảnh được hiển thị thời gian dài cũng sẽ khiến điện thoại của bạn bị burn-in.
– Sử dụng giao diện tối (Dark Mode) trên điện thoại
Ngày nay, các hãng điện thoại lớn như Apple hay SamSung đều đã có các giao diện tối trên các thiết bị của mình. Việc sử dụng giao diện tối trên màn hình OLED sẽ giúp các điểm ảnh đỡ phải “làm việc” vất vả, từ đó tuổi thọ màn hình sẽ tăng lên, tránh được hiện tượng burn-in.
– Hạn chế sử dụng màn hình ở độ sáng tối đa
Để màn hình ở độ sáng tối đa sẽ khiến các điểm ảnh trên màn hình bị giảm tuổi thọ. Ngoài ra sử dụng màn hình ở độ sáng tối đa cũng sẽ khiến nóng máy và nhanh hết pin.
– Giảm thời gian chờ màn hình
Giảm thời gian chờ màn hình xuống thấp (khoảng 1 – 2 phút) sẽ giúp giảm thiểu được việc hiển thị hình ảnh tĩnh trên màn hình. Từ đó tăng tuổi thọ của màn hình và giảm thiểu hiện tượng burn-in
Vừa rồi mình đã giải thích cho các bạn lỗi burn-in (lưu ảnh màn hình) là gì cùng cách khắc phục lỗi burn-in. Hy vọng các bạn thích bài viết và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!