Nhận xét Mesh WiFi là gì? Nguyên lý hoạt động của Wi-Fi Mesh

Phân tích Mesh WiFi là gì? Hoạt động như thế nào? Ưu nhược điểm của WiFi Mesh là vấn đề trong nội dung bây giờ của chúng mình. Theo dõi nội dung để hiểu thêm nhé. Bài viết đem đến những thông tin bổ ích về Wi-Fi Mesh. Nguyên lý hoạt động cũng như ưu, nhược điểm của nó. So sánh Wi-Fi Mesh và bộ kích sóng Wi-Fi cái nào tối ưu hơn? Cùng Thế Giới Di Động tìm hiểu nhé!

1. Hệ thống Mesh WiFi là gì?

Wi-Fi Mesh bao gồm một hệ thống nhiều nút được kết nối không dây với nhau nhằm tối ưu kết nối trong phạm vi rộng. Đây được coi là một giải pháp tuyệt vời cho hộ gia đình hoặc khu vực có diện tích rộng, giúp điện thoại, máy tính luôn được kết nối vào một mạng Wi-Fi trong hệ thống Mesh.

Hệ thống Wi-Fi bình thường chỉ sử dụng một thiết bị router phát sóng WiFi trong phạm vi hạn chế. Hệ thống Wi-Fi Mesh sử dụng nhiều hơn 2 thiết bị phát sóng nhằm cung cấp nhiều nguồn tín hiệu Wi-Fi trên phạm vi rộng, tất cả chúng đều chung một SSID và mật khẩu.

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống Mesh WiFi là gì?

Mesh Wi-Fi hoạt động theo nguyên lý sử dụng 2 hoặc nhiều hơn thiết bị Mesh hay “nút” để tạo nên một mạng lưới Wi-Fi. Chỉ một nút được kết nối với Modem Internet, trong khi đó các nút còn lại được đặt khắp nhà để tạo nên một mạng lưới Wi-Fi diện rộng, chúng được kết nối không dây với nhau.

Không giống router truyền thống, những nút này đều là một phần trong mạng lưới Wi-Fi duy nhất và chia sẻ chung một SSID và mật khẩu. Điều này khiến việc mở rộng hệ thống Mesh hết sức dễ dàng như thêm một nút mới.

3. Ưu, nhược điểm của hệ thống Wi-Fi Mesh

– Ưu điểm

Mang lại những trải nghiệm tuyệt vời từ phạm vi kết nối cho đến tốc độ.

Một mạng cho toàn bộ ngôi nhà của bạn. Không cần phải đăng nhập vào mạng mới mỗi khi lên hoặc xuống tầng. Luôn kết nối với một mạng duy nhất cho dù bạn đang ở đâu.

Công nghệ mạng lưới thông minh và trực quan cho phép giữ kết nối kể cả khi một trong số các nút của bạn bị lỗi.

Kết nối mạnh mẽ và ổn định cho dù bạn ở đâu trong nhà. Bởi vì mỗi nút lưới hỗ trợ tín hiệu của các nút khác.

Cài đặt và quản lý dễ dàng, cho phép thay đổi cài đặt mạng, kiểm tra tốc độ và kiếm soát của phụ huynh.

– Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của WiFi Mesh đó chính là giá thành. Chỉ riêng một thiết bị tích hợp công nghệ Mesh đã có giá thành rất cao, trong khi đó một mạng lưới Wi-Fi Mesh lớn đòi hỏi bạn phải đầu tư một lượng lớn thiết bị.

4. Tại sao nên sử dụng hệ thống Mesh Wi-Fi?

Wi-Fi Mesh tối ưu khả năng phát sóng Wi-Fi ở phạm vi phủ sóng cực kỳ xa, chỉ cần kết nối Wi-Fi một lần thì có thể sử dụng Wi-Fi đó lên đến hàng nghìn km, có tính ổn định và xuyên suốt trong quá trình sử dụng, và hệ thống bảo mật toàn diện, chặt chẽ.

Wi-Fi Mesh giúp tạo ra một hệ thống dễ quản lý, kết nối chặt chẽ và xuyên suốt, giúp người sử dụng và quản lý mạng tốc độ cao ở bất cứ nơi đâu bên trong hệ thống.

5. Wi-Fi Mesh phù hợp với hoàn cảnh sử dụng nào?

Phù hợp để phủ Wi-Fi cho các công trình với diện tích rộng như trường học, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện để tiện cho các khách hàng sử dụng, chỉ cần kết nối một lần để sử dụng Wi-Fi xuyên suốt diện tích khu vực. Wi-Fi Mesh cũng có thể sử dụng trong các nhà ở nhiều tầng, biệt thự để tiện cho chủ nhà quản lý Wi-Fi, dễ dàng đổi mật khẩu, hoặc tinh chỉnh Wi-Fi cho toàn bộ khu vực.

6. Các thuật ngữ thường gặp khi sử dụng Wi-Fi Mesh

Node (nút): Mỗi node là một điểm truy cập (Access Point), một bộ phát sóng trong mạng lưới Mesh.

Root AP (RAP): Một node gốc rễ, được kết nối với điểm truy cập chủ (Master AP) thông qua dây Ethernet để nhận tín hiệu mạng ban đầu.

Master AP: Là điểm thu Internet và truyền đến Root AP, thường là modem Internet. mọi cấu hình, cài đặt liên quan đến WiFi Mesh đều thông qua Master AP. Trong một số hệ thống Master AP cũng là Root AP. Một Master AP có thể truyền Internet đến nhiều Root AP cho nhiều hệ thống Mesh khác nhau.

Mesh Tree (cây lưới): Tổng quan số node trong mạng lưới, có thể là 1 cây lưới gồm 6 Access Point hoặc 1 Master AP với 2 cây lưới 3 Access Point.

Bước nhảy: Số kết nối không dây để đi từ Mesh AP tới Root AP. Ví dụ, nếu Root AP là uplink của Mesh AP 1, thì khoảng cách từ Mesh AP 1 tới Root AP là 1 bước nhảy. Hệ thống Smart Mesh hỗ trợ tối đa 8 bước nhảy.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về hệ thống WiFi Mesh, hy vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho bạn tham khảo!