Khám phá về Ngành thiết kế đồ họa là gì? Học trường nào? Ra trường làm gì là chủ đề trong bài viết hôm nay của tôi. Theo dõi nội dung để tham khảo nhé. Ngoài nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì bao bì thiết kế, giao diện tổng quát của sản phẩm là những thứ quyết định có sử dụng sản phẩm/dịch vụ này hay không. Chính vì thế, ngành thiết kế đồ họa đã ra đời và phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Hãy cùng tìm hiểu về ngành thiết kế đồ họa trong bài viết dưới đây.
Ngành thiết kế đồ họa là gì? Học trường nào? Ra trường làm gì?
I. Tìm hiểu ngành Thiết kế đồ Họa
1. Thiết kế đồ họa là gì?
Thiết kế đồ họa là một cụm từ chắc hẳn chẳng còn quá xa lạ gì với các bạn học sinh, sinh viên, giới trẻ hiện nay bởi chúng ta đang bước vào một thời kì mà ngành quảng cáo đang cực kì phát triển. Các công ty, doanh nghiệp càng ngày càng đầu tư về mặt hình ảnh trong các chiến dịch quảng cáo, thiết kế giao diện website đẹp mắt để thu hút đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Cụm từ “Thiết kế đồ họa” dùng để chỉ một chuyên ngành thuộc về mỹ thuật, trong đó “thiết kế” có nghĩa là kiến thiết, sáng tạo và “Đồ họa” dùng để chỉ những bản vẽ được hiển thị trên một mặt phẳng. “Thiết kế đồ họa” là tạo ra một tác phẩm trên bề mặt của một chất liệu bất kỳ nhằm mục đích trang trí, làm đẹp, phục vụ nhu cầu của con người. Trong thời hiện đại, vai trò của ngành thiết kế đồ họa ngày càng được nâng cao và có xu hướng chi phối hầu hết các ngành nghề khác trong xã hội.
2. Ngành Thiết kế đồ họa là gì?
Ngành thiết kế đồ họa là công việc thiết kế, sáng tạo các thông điệp truyền thông bằng ngôn ngữ hình ảnh để phục vụ cho mục tiêu của các chiến dịch, các hoạt động xã hội, hoạt động kinh doanh,…. Các sản phẩm của ngành thiết kế đồ họa vừa đạt được tính nghệ thuật và sự sáng tạo vừa đủ, gần gũi để có thể truyền đạt các thông điệp truyền thông đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều công ty quảng cáo từ trong nước đến ngoài nước và hàng nghìn công ty chuyên về thiết kế đồ họa. Các tòa soạn báo, nhà xuất bản, đài truyền hình,..hoặc bất kỳ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều có nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên, nhân viên, thực tập sinh thiết kế đồ họa. Bên cạnh đó, người theo đuổi lĩnh vực thiết kế đồ họa còn có thể tham gia các dự án nghệ thuật, tham gia vào quá trình tư vấn thiết kế, tổ chức sự kiện đến nhà xuất bản phim ảnh
Hằng năm, Việt Nam cần hơn 1 triệu lao động trong lĩnh vực thiết kế đồ họa (theo báo cáo thống kê về nhu cầu nhân lực) đủ để cho thấy nhu cầu nhân lực của thị trường này cực kì lớn. Chỉ cần tìm kiếm trên Google với từ khóa “việc làm thiết kế đồ họa” trên Google thì chỉ cần 1,14 giây thôi đã hiển ra khoảng 72.400.000 kết quả. Thậm chí nhiều công ty sẵn sàng bỏ thời gian để tuyển dụng và đào tạo những người không có kinh nghiệm về thiết kế đồ họa để làm việc cho công ty. Chính sự khan hiếm về mặt nhân lực khiến cho sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa luôn được doanh nghiệp săn đón ngay từ trên ghế nhà trường.
Ngoài việc thị trường hiện tại đang “khát” nhân lực, mức lương của ngành Thiết kế đồ họa là một điều hấp dẫn không kém. Mức lương khởi điểm của sinh viên ngành Thiết kế có thể lên đến 15 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực, kinh nghiệm làm việc và vị trí làm việc. Vì đặc thù của ngành sáng tạo nên đây là một trong những ngành không quá gò bó về mặt thời gian, bạn có thể chủ động làm nhiều dự án khác nhau để kiếm thêm thu nhập nếu bạn có thể hoàn thành sản phẩm đúng thời hạn và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
II. Thiết kế đồ họa gồm những chuyên ngành nào?
1. Thiết kế nhận diện thương hiệu
Thương hiệu là sự kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp, công ty và đối tượng khách hàng của họ. Việc thiết kế đồ họa nhận dạng thương hiệu là việc tạo ra các yếu tố hình ảnh miêu tả chân thực về đặc điểm, tính chất và phong cách riêng biệt của một thương hiệu nhằm truyền đạt thông điệp, ý tưởng quảng cáo, chiến dịch thông qua hình ảnh, hình dạng và màu sắc. Một bộ thiết kế nhận diện thương hiệu thường bao gồm tên thương hiệu, logo, đồng phục công ty, website, catalogue,… tùy vào mục đích sử dụng bộ nhận diện thương hiệu.
2. Thiết kế Maketing & Quảng cáo
Các công ty ngày nay đều nhận ra rằng thiết kế là một phần không thể thiếu đối với một chiến dịch marketing, họ sẵn sàng chi một số tiền rất lớn để đầu tư thiết kế nhằm nỗ lực tiếp thị sản phẩm thành công. Người thiết kế sẽ trực tiếp làm việc với giám đốc, người quản lý hoặc chuyên gia marketing để thống nhất về nội dung và hình ảnh cho chiến lược của mình.
Người thiết kế có thể chuyên về một loại lĩnh vực thiết kế cụ thể, ví dụ như có người sẽ chuyên về quảng cáo ngoài trời, nhưng cũng có người sẽ chuyên về quảng cáo tạp chí)… Các nhà thiết kế mới có thể có được các vị trí cấp cao trong lĩnh vực này nếu chịu khó dày công học hỏi để có được kỹ năng và kinh nghiệm làm việc quý báu qua nhiều dự án.
3. Thiết kế Giao diện người dùng (UX/UI)
Giao diện người dùng (User Interface hoặc UI) là cách mà người dùng tương tác với một thiết bị hoặc ứng dụng nào đó. Việc làm thể nào để chúng trở nên dễ sử dụng và mang lại trải nghiệm người dùng (User Experience hay UX) tốt chính là công việc của người làm thiết kế giao diện người dùng (UX/UI).
Trong khuôn khổ thiết kế đồ họa; thiết kế giao diện người dùng sẽ tập trung vào việc thiết kế về mặt hình ảnh và thiết kế các yếu tố đồ họa trên màn hình như nút bấm, thanh menu. thanh search, các nút tương tác….
Thông thường, các nhà thiết kế giao diện người dùng phải là người cùng một nhóm, có kỹ năng thiết kế đồ họa và kiến thức về nguyên tắc UI / UX và các kiến thức về các ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS và JavaScript để có thể phát triển giao diện thiết bị hoặc ứng dụng một cách tối ưu nhất.
4. Thiết kế ấn phẩm xuất bản
Ấn phẩm truyền thống là những mẫu tin hoặc hình ảnh có thể giao tiếp với độc giả thông qua các kênh phân phối rộng rãi Với công nghệ hiện nay, các ấn phẩm đều được xuất bản dưới dạng kĩ thuật số. Các ấn phẩm mà ta có thể nghĩ đến chính là sách, báo, tạp chí, catalogue,…
Các nhà thiết kế đồ họa chuyên về ấn phẩm sẽ làm việc cùng các biên tập viên và nhà xuất bản để thống nhất về bố cục trình bày ấn phẩm và kiểu chữ phù hợp với nội dung thông tin được đưa vào. Ngoài chuyên môn về thiết kế đồ họa, họ cần học cách quản lý màu sắc, kỹ thuật in ấn và xuất bản kỹ thuật số.
5. Thiết kế bao bì
Hầu hết các sản phẩm đều yêu cầu một số hình thức đóng gói để bảo vệ và chuẩn bị chúng để lưu trữ, phân phối và bán hàng. Nhưng thiết kế bao bì cũng có thể giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, điều này làm cho nó trở thành một công cụ tiếp thị cực kỳ có giá trị. Mỗi hộp, chai và túi; thùng chứa hoặc hộp đựng là cơ hội kể câu chuyện của một thương hiệu.
Nhà thiết kế bao bì có thể là tất cả các dạng bao bì hoặc chuyên về một loại bao bì cụ thể (như nhãn hoặc lon nước giải khát); hoặc một ngành cụ thể (như đồ chơi của trẻ em hoặc thực phẩm).
Công việc của họ đòi hỏi kỹ năng giải quyết vấn đề và khái niệm hàng đầu ngoài kiến thức làm việc mạnh mẽ về thiết kế in ấn và công nghiệp. Họ phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhà tiếp thị và nhà sản xuất và nhận thức được xu hướng hiện tại.
6. Thiết kế Đồ Họa chuyển động 2D – Motion Graphic
Đồ họa chuyển động là các hình ảnh tĩnh được thêm vào các hiệu ứng chuyển động. Điều này có thể dễ dàng thấy trong các bộ phim hoạt hình, âm thanh, hình ảnh, video.. Đồ họa chuyển động thường xuất hiện trong phần giới thiệu cuối phim, quảng cáo, logo chuyển động, trailer, bài thuyết trình,…Do sự phổ biến của điều này nên ngành Thiết kế đồ họa chuyển động là một “đặc sản” mới cho các nhà thiết kế.
7. Thiết kế 3D
3D là một cụm từ không quá xa lạ đối với giới trẻ hiện nay. Hầu hết chúng ta đều đã nghe qua phim 3D, hình ảnh 3D, game 3D,… Những thước phim, hình ảnh, game đó đều là sản phẩm của ngành thiết kế đồ họa 3D – một trong những ngành nghề thu hút nhiều sự chú ý tuy nhiên đây cũng chính là thử thách cho các nhà thiết kế đồ họa theo đuổi lĩnh vực 3D vì đây là một lĩnh vực khó, đòi hỏi kiến thức chuyên môn vững vàng và sự sáng tạo cao.
8. Thiết kế không gian
Thiết kế đồ họa không gian là một hoạt động đa ngành kết hợp giữa thiết kế đồ họa; kiến trúc, nội thất; cảnh quan và công nghiệp. Các nhà thiết kế cộng tác với mọi người trong bất kỳ số nào trong các lĩnh vực này để lập kế hoạch và triển khai thiết kế của họ. Do đó, các nhà thiết kế thường có giáo dục và kinh nghiệm trong cả thiết kế và kiến trúc đồ họa.
Họ phải quen thuộc với các khái niệm thiết kế công nghiệp và có thể đọc và phác thảo các kế hoạch kiến trúc. Theo truyền thống, thiết kế đồ họa môi trường đã tạo ra các bản in tĩnh, nhưng các màn hình tương tác kỹ thuật số tiếp tục tăng phổ biến như một phương tiện để tạo ra một trải nghiệm hấp dẫn hơn.(Chuyên ngành chính của thiết kế đồ họa)
9. Nghệ thuật minh họa- Art Illustration.
Nghệ thuật minh họa thường được xem là gần giống thiết kế đồ họa nhưng thực ra chúng rất khác nhau. Người thiết kế tạo ra các sản phẩm để giao tiếp và giải quyết các vấn đề của khách hàng còn nghệ sĩ đồ họa và họa sĩ thì chỉ việc sáng tạo tác phẩm đúng chất nghệ thuật gốc. Nghệ thuật minh họa ngày nay đã dần được tạo ra để sử dụng thương mại dù trông chúng không có vẻ giống thiết kế đồ họa kỹ thuật. Một số ví dụ điển hình ứng dụng của nghệ thuật minh họa có thể kể đến là: thiết kế áo thun, thiết kế mẫu hoa văn đồ họa, thiết kế bìa tiểu thuyết, thiết kế bìa sách, thiết kế truyện tranh,…
III. Học Thiết kế đồ họa cần những tố chất gì?
-
- Kỹ năng giao tiếp tốt: Công việc của một nhà thiết kế là phải truyền đạt đúng ý tưởng, thương hiệu của khách hàng, và cả những câu chuyện xung quanh ý tưởng đó. Kỹ năng giao tiếp tốt cũng rất cần thiết để bạn có thể trình bày ý tưởng và đàm phán trong công việc. Bạn cần thiết phải hiểu rõ khách hàng và duy trì sự chuyên nghiệp ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
-
- Sự hiếu kỳ: Bạn sẽ không thể tiến xa trong công việc nếu như không có tình yêu nghệ thuật và sự hiếu kỳ với thế giới xung quanh. Nhà thiết kế đồ họa phải luôn có hứng thú đi sâu tìm hiểu vấn đề và khám phá mọi thứ xung quanh, từ những chi tiết nhỏ nhất
-
- Đam mê và nhiệt huyết: Bạn sẽ không thể phát huy tính sáng tạo nếu như bạn không thực sự yêu nghề. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết và phải đương đầu với không ít khó khăn. Bạn sẽ phải dựa vào chính sự đam mê của mình để vượt lên những lúc mệt mỏi nhất.
-
- Sự cởi mở: Để trở thành nhà thiết kế đồ họa, bạn phải là người cởi mở, sẵn sàng học hỏi điều mới và ghi nhận lời khuyên, góp ý của người khác. Nhà thiết kế tài ba sẽ tạo nên kiệt tác từ chính những mảnh ghép trong cuộc đời mình, vì thế bạn được phép sợ hãi khi phải thể hiện tài năng hay suy nghĩ của mình trước mặt người khác.
-
- Kỹ năng giải quyết vấn đề tốt: Là một nhà thiết kế đồ họa, bạn cần phải có khả năng suy nghĩ logic để hoàn thành tốt mọi việc. Cùng với sự sáng tạo, bạn sẽ có thể biến những mảnh ghép nhỏ thành một sản phẩm hoàn hảo.
-
- Cầu toàn: Một chút sự cầu toàn sẽ là cần thiết khi làm nghề thiết kế. Sự cầu toàn sẽ đảm bảo bạn luôn cố gắng phát triển bản thân và làm việc hiệu quả hơn.
-
- Lòng kiên nhẫn: vì tính chất công việc thiết kế đòi hỏi rất nhiều sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khá mất thời gian cho nên nếu như bạn là người có tính cách nóng vội thì e rằng bạn khó có thể theo đuổi công việc này, bạn sẽ không thể hoàn thành công việc này.
IV. Học Thiết kế đồ họa ở đâu?
1. Đại học Kiến trúc TPHCM
Địa chỉ:
-
- Cơ sở tại đường Pasteur: 196 Pasteur, quận 3, TP.HCM.
-
- Cơ sở tại đường Đặng Văn Bi: 48 Đặng Văn Bi, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Một trong những trường đại học có ngành thiết kế đồ họa nổi tiếng tại miền Nam không thể không nhắc đến Đại học Kiến trúc TPHCM. Thiết kế đồ họa là ngành đào tạo chủ chốt của khoa Mỹ thuật Công nghiệp, được đào tạo tại trường từ những năm 90 của thế kỷ XX.
Qua hơn 20 năm đào tạo và phát triển, uy tín thương hiệu cùng với chất lượng đào tạo luôn là những tiêu chí hàng đầu được ngành hướng tới để tiếp tục giữ vững và khẳng định ưu thế dẫn đầu trong hoạt động đào tạo ngành thiết kế đồ họa tại phía Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
Lực lượng giảng viên cơ hữu của ngành đều giàu kinh nghiệm thực tế, nhiệt tình với nghề và có phương pháp sư phạm tiên tiến. Đại đa số giảng viên có trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ được đào tạo bài bản ở trong và ngoài nước như Anh, Mỹ, Nga, Úc, Hàn Quốc…
Bên cạnh đó, trường thường tổ chức các sự kiện, lễ hội truyền thống vào đầu mỗi năm học nhắm kết nối tất cả sinh viên.
2. Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 05 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Là trường thuộc nhóm ngành mỹ thuật, trực thuộc bộ văn hóa thể thao và du lịch. Là trường có lịch sử vô cùng lâu đời trong làng mỹ thuật nói chung. Theo học thiết kế đồ họa tại trường, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng, nền tảng nghệ thuật và phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới,… Sinh viên tốt nghiệp sẽ có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.
3. Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: Km 10, Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân , TP Hà Nội
Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội có xưởng Đồ họa với hệ thống phòng học phù hợp kết hợp học lý thuyết và thực hành tại chỗ. Đặc biệt, hệ thống dữ liệu trực quan là các sản phẩm thiết kế của các khóa được lưu trữ tại Xưởng Đồ họa, để sinh viên có sự hình dung cụ thể. Là sinh viên chuyên ngành Đồ hoạ của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, bạn sẽ được rèn luyện và tham gia các trải nghiệm thực tế qua các cuộc thi, các cuộc nói chuyện của các chuyên gia nước ngoài về thiết kế đồ họa. Thêm vào đó, bạn sẽ có cơ hội học bổng của trường, của các tổ chức quốc tế, cơ hội giao lưu quốc tế. Có cơ hội học các khóa đào tạo chuyên sâu về một lĩnh vực Thiết kế đồ họa trong và ngoài nước.
Ngành Thiết kế Đồ họa, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Các môn học được thiết kế kết hợp giữa hai hình thức bài theo chuyên đề và bài tổng hợp một số chuyên đề với bài cơ bản và nâng cao linh hoạt theo từng môn.Đặc biệt, khi học Ngành Thiết kế Đồ họa, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội bạn sẽ được học học phần về thiết kế đa phương tiện (multi-media). Nhiều cơ hội việc làm trong lúc học và sau khi tốt nghiệp cũng sẽ dễ dàng đến với sinh viên chuyên ngành Đồ hoạ của Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
4. Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội
Địa chỉ: 360 La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Ngôi trường vô cùng lâu đời này đã là cái nôi của rất nhiều hoạ sỹ nổi tiếng. Đại học Mỹ thuật công nghiệp còn được nhiều người đánh giá là trung tâm đào tạo mỹ thuật ứng dụng hàng đầu cả nước. Khoa đồ họa của trường được thành lập năm 1962, và hàng năm thu hút rất nhiều sinh viên tới học tập. Đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm của trường đã và đang khẳng định chất lượng đào tạo vô cùng tốt trong ngành. Nếu muốn học thiết kế đồ hoạ cộng thêm bổ sung kiến thức về hội hoạ, thì Đại Học mỹ thuật công nghiệp chính là lựa chọn mà bạn nên cân nhắc.
5. Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Địa chỉ: 566 Núi Thành, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Ngành Thiết kế đồ họa của trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng thuộc lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng, là sự kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ, thông qua các thủ pháp đồ họa, phần mềm thiết kế, kỹ năng thiết kế để truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh đẹp, ấn tượng, đi vào lòng người.
Học thiết kế đồ họa tại đây, sinh viên được trang bị kiến thức về nền tảng nghệ thuật và phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới.
Sinh viên tốt nghiệp có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại; có thể đảm nhiệm các công việc như: chuyên viên thiết kế, tư vấn thiết kế tại các công ty quảng cáo, truyền thông và tổ chức sự kiện, studio nghệ thuật, xưởng phim, các tòa soạn, cơ quan truyền hình, báo chí…
6. Đại học Duy Tân – Đà Nẵng
Địa chỉ: 254 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Một ngôi trường có uy danh đào tạo Thiết kế đồ họa ở khu vực miền Trung, trường tập trung 4 mảng đào tạo chính gồm Thiết kế Đồ họa, Công nghiệp Game, Kỹ xảo Phim ảnh và Thiết kế Web.
Với những bạn trẻ thích “xê dịch, hiện đại, xu hướng”, Đại học Duy Tân sẽ là lựa chọn khá phù hợp cho các bạn có đam mê tại miền Trung.
7. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Địa chỉ:
-
- Trụ sở chính: 122 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
-
- Cơ sở đào tạo tại Hà Nội: Km10, đường Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội.
-
- Học viện cơ sở tại TP. HCM: 11 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM.
-
- Cơ sở đào tạo tại TP.HCM: Đường Man Thiện, phường Hiệp Phú, quận 9, TP.HCM.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường đại học đầu tiên đào tạo ngành thiết kế đồ họa. Học viện tập trung vào các chuyên ngành liên quan đến các lĩnh vực truyền hình, thiết kế đồ họa và phát triển dịch vụ và ứng dụng đa phương tiện trên mạng truyền thông.
Sau khi ra trường sinh viên có thể làm việc trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông, giải trí, điện ảnh, truyền hình, thiết kế công nghiệp, quảng cáo… tạo ra các sản phẩm đa phương tiện khác nhau như game, web, quảng cáo, phim ảnh, đồ họa 2D/3D… Học viện được thành lập trên cơ sở sáp nhập các đơn vị nghiên cứu đầu ngành và các đơn vị đào tạo, do vậy tiềm lực về khoa học công nghệ của Học viện là một thế mạnh.
8. Đại học Hoa Sen
Địa chỉ:
-
- Trụ sở chính: 08 Nguyễn Văn Tráng, phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.
-
- Cơ sở Quang Trung 1: Đường số 5, Công Viên Phần Mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM
-
- Cơ sở Quang Trung 2: Đường số 3, Công Viên Phần Mềm Quang Trung, phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Tp.HCM
-
- Cơ sở Cao Thắng: 93 Cao Thắng, phường 3, quận 3, TP.HCM
-
- Cơ sở Thành Thái: 7/1 Thành Thái, phường 14, quận 10, TP.HCM.
Thiết kế đồ họa tuy là một ngành khá mới của Đại học Hoa Sen nhưng rất được trường đầu tư, nhanh chóng bắt kịp xu hướng nhờ vào đội ngũ giảng viên/chuyên gia có nghiệp vụ sư phạm, giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng.
Chương trình Thiết kế Đồ họa & Multimedia tại trường đào tạo chuyên viên thiết kế mỹ thuật hiện đại với kiến thức và kỹ năng thực hành theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp sinh viên có nền tảng kiến thức thẩm mỹ; truyền lửa và kích hoạt khả năng sáng tạo. Cập nhật sử dụng công nghệ phần mềm trong thiết kế và hướng đến thiết kế mang tính ứng dụng.
Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, đội ngũ các chuyên gia là các giám đốc mỹ thuật, giám đốc sáng tạo từ các công ty. Chương trình đào tạo theo 2 hướng: Đồ họa truyền thông & Đồ họa kỹ thuật số. Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất và phòng thực hành chuyên dụng dành riêng cho thiết kế: Phòng Imac, Thiết bị kính VR, Bảng vẽ điện tử (Drawing Tablet), Họa thất, Studio nhiếp ảnh
9. Đại học Dân lập Văn Lang
Địa chỉ:
-
- Trụ sở: 45 Nguyễn Khắc Nhu, phường Cô Giang, quận 1, TP.HCM
-
- Cơ sở 2: 233A Phan Văn Trị , phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM
-
- Cơ sở 3: 80/68 Dương Quảng Hàm, phường 5, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh (phía Quận Gò Vấp), 69/68 Đặng Thùy Trâm, phường 13, quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh (phía Quận Bình Thạnh)
Đại học Văn Lang là một trong những trường tại khu vực miền Nam đầu tư vào ngành thiết kế đồ họa. Với cơ sở hiện đại cùng đội ngũ giáo viên có kĩ năng và kinh nghiệm thực tế, chắc chắn đây là một trường sinh viên nên theo học.
Ở Văn Lang, sinh viên phát triển ý tưởng thành sản phẩm thực và triển lãm nhiều đợt trong năm. Doanh nghiệp tham dự Triển lãm đồ án sinh viên để tiếp cận các thiết kế tiềm năng. Văn Lang tiên phong triển khai thành công chuyên đề Nghiên cứu vốn cổ dân tộc trong đào tạo mỹ thuật ứng dụng, qua các đồ án tranh khắc gỗ, in độc bản, in lụa, điền dã tìm hiểu vốn cổ dân tộc…
Kết quả khảo sát việc làm tháng 8/2019 đối với sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa Trường ĐH Văn Lang tốt nghiệp năm 2018 cũng cho thấy điều đó: 97.5% sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp, trong đó số có thu nhập trên 10 triệu đồng/ tháng chiếm 52.5%. Sinh viên Thiết kế Đồ họa Trường Đại học Văn Lang thường đi làm từ năm thứ 2. Theo chia sẻ của sinh viên, mức thu nhập 8 triệu đồng/ tháng dễ dàng đạt được ngay cả khi các bạn chưa tốt nghiệp.
10. Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Địa chỉ:
-
- Trụ sở chính: 215 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
-
- Cơ sở 2: 120 Hòa Bình, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM
Đào tạo các Chuyên gia thiết kế đồ họa có đủ kiến thức, năng lực tham gia vào thị trường thiết kế mỹ thuật ứng dụng nói chung và chuyên ngành Thiết kế Đồ họa nói riêng trong nước, khu vực và toàn cầu.
Có kiến thức cơ bản về nghệ thuật: mỹ thuật, hội họa, tin học ứng dụng đồ họa truyền thông và đồ họa kỹ thuật số, nguyên lý thiết kế đồ họa; nắm vững kiến thức về thiết kế nhận diện thương hiệu và sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính và các phần mềm thiết kế 2D-3D;Được học tập, nghiên cứu và thực hành nghề nghiệp trong môi trường năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp;Được tham gia các kỳ học ngắn hạn tại nước ngoài, và thực tập tại các công ty trong và ngoài nước
11. Đại học FPT
Địa chỉ:
-
- Cơ sở Hà Nội: Khu Giáo dục và Đào tạo – Khu Công nghệ cao Hòa Lạc – Km29 Đại lộ Thăng Long, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội.
-
- Cơ sở TP.HCM: Lô E2a-7, Đường D1 Khu Công nghệ cao, P. Long Thạnh Mỹ, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Là trường đại học thuộc tập đoàn công nghệ FPT. Chương trình ngành Thiết kế đồ họa theo công nghệ số của Đại học FPT đảm bảo cung cấp đầy đủ cho sinh viên kiến thức nền tảng từ hình thành ý tưởng, phác thảo, chỉnh sửa và thực hành tạo ra sản phẩm mới. Chương trình đào tạo được thiết kế theo chuẩn của các trường Đào tạo Nghệ thuật trên thế giới và các Hiệp hội về Đào tạo nghệ thuật (National Association of Schools of Art and Design – NASAD).
Sinh viên học thiết kế đồ hoạ tại trường có cơ hội tham gia thực tập ngay tại FPT ngay sau khi tốt nghiệp. Một điểm đặc biệt nữa, nếu bạn muốn học thiết kế đồ hoạ game, thì FPT chính là trường đại học duy nhất tại Việt Nam đào tạo chuyên ngành này đấy. Chương trình đào tạo tại FPT sẽ trang bị cho sinh viên vốn kiến thức vững chắc từ nền tảng nghệ thuật cơ bản đến các kỹ thuật sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới.
12. Đại học RMIT
Địa chỉ:
-
- Cơ sở tại TP.HCM: 702 Nguyễn Văn Linh, Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM.
-
- Cơ sở tại Hà Nội: Tòa nhà Handi Resco, 521 đường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội
Là trường đại học quốc tế của Úc và có 2 cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội. RMIT được biết tới là trường đại học có học phí đắt đỏ hàng đầu Việt Nam, nhưng cùng với đó là cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy vô cùng tốt. Giáo trình dành cho sinh viên thiết kế đồ họa tại đây là giáo trình tiến tiến nhất hiện nay, sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận với rất nhiều ý tưởng mới trong thế giới đồ họa.
Sinh viên học tập tại thiết kế tại RMIT sẽ được chọn một trong hai hướng phát triển: một là thiết kế nghiêng về digital marketing, thiết kế 3D, hoặc theo hướng thiết kế thời trang. Điểm đặc biệt tại ngôi trường này, đó là sinh viên sẽ được trực tiếp trải qua các dự án thực tế của doanh nghiệp vào cuối giáo trình mỗi môn học trong ngành.
Ngoài ra, RMIT liên kết với rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, vì thế sinh viên hoàn toàn có thể ứng tuyển tại những công ty này ngay sau khi ra trường.
V. Ngành Thiết kế đồ họa học những gì?
1. Kiến thức
-
- Khối kiến thức chung: tương tự như các ngành khác, sinh viên vẫn sẽ theo học các môn như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Triết học Mark-Lenin, Kinh tế chính trị Mark-Lenin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,..
-
- Lý thuyết: Sinh viên sẽ được cung cấp các lý thuyết cơ bản để phục vụ cho ngành học như Lịch sử mỹ thuật, Nguyên lý thị giác, trang trí cơ bản, Nghệ thuật chữ, Nguyên lý Thiết kế đồ họa…
-
- Kiến thức chuyên môn: nghệ thuật đồ họa chữ, trang trí chuyên ngành thiết kế đồ họa, thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, brochure, thiết kế bao bì, poster quảng cáo, ấn phẩm báo chí, tranh truyện, thiết kế minh họa.
-
- Kỹ năng thực hành: kỹ năng vẽ tay để rèn luyện khả năng tư duy, biến các ý tưởng trở thành tác phẩm thiết kế dễ dàng hơn; Học cách sử dụng các phần mềm thiết kế in ấn xuất bản, quảng cáo như Photoshop, Illustrator, Indesign, CorelDraw, Powerpoint, Cinema4dAdobe Xd, Flash…
2. Kỹ năng
-
- Các kỹ năng hành nghề: vẽ tay, chỉnh sửa ảnh, chụp ảnh, in ấn, sử dụng phần mềm đồ họa, sử dụng font chữ,… là một số kỹ năng bạn phải có để làm việc trong ngành. Các kỹ năng này phải có một quá trình dài để trau dồi nên bạn phải có niềm yêu thích thì mới đủ kiên nhẫn để theo đuổi chúng. Để thể hiện những kỹ năng này cho nhà tuyển dụng biết, bạn nên có portfolio của riêng mình
-
- Kỹ năng làm việc nhóm: Làm việc trong ngành này bạn sẽ có nhiều cơ hội hợp tác với mọi người như nhà làm phim, nghệ sĩ, nhà văn,… nên kỹ năng làm việc nhóm là điều bắt buộc. Dĩ nhiên bạn vẫn phải làm việc độc lập để hoàn thành phần việc của mình nhưng sản phẩm cuối cùng luôn phải đồng bộ với tổng thể. Ví dụ bạn chịu trách nhiệm làm poster cho phim thì poster này phải phù hợp với tính chất của phim. Do đó bạn vẫn phải làm việc chung với đạo diễn và biên kịch để làm ra một sản phẩm phù hợp.
-
- Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng này gần như đều cần thiết với tất cả mọi ngành nghề, nhất là các công việc thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng và đối tác như graphic designer.
-
- Kỹ năng quản lý thời gian: công việc trong ngành luôn đi kèm với deadline nên bạn bắt buộc phải có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả để có thể hoàn thành công việc đúng hạn.
VI. Học Thiết kế đồ họa ra trường làm gì?
-
- Chuyên gia thiết kế tại các công ty truyền thông, quảng cáo, nhà xuất bản, tạp chí…;
-
- Tổ chức thành lập doanh nghiệp chuyên về thiết kế đồ họa;
-
- Làm việc với các vị trí thiết kế hoặc quản lý thiết kế tại các công ty trong và ngoài nước;
-
- Khả năng học tập nâng cao trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ sau khi ra trường và tham gia giảng dạy ở các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành Thiết kế Đồ hoạ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ngành Ngôn ngữ Anh. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp cho các bạn trong việc lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân mình. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.