Tập hợp Pathfinder là gì? Cách sử dụng Pathfinder trong AI

Tập hợp Pathfinder là gì? Cách sử dụng Pathfinder trong Illustrator (AI) là chủ đề trong bài viết hôm nay của chúng mình. Theo dõi bài viết để tham khảo nhé. Pathfinder là một công cụ cực kỳ tiện lợi trên Adobe Illustrator, hỗ trợ chúng ta trong việc cắt gộp các đối tượng cơ bản và sáng tạo ra những đối tượng có hình dáng và cấu trúc phức tạp. Vậy Pathfinder là gì và cách sử dụng Pathfinder như thế nào để thuận lợi hơn trong việc thiết kế? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về Pathfinder nhé!

Pathfinder là gì? Cách sử dụng Pathfinder trong Illustrator

I. Tìm hiểu Pathfinder trong Adobe Illustrator

1. Pathfinder trong Illustrator là gì?

Pathfinder là công cụ tạo ra những hình vẽ mới từ các hình ban đầu trong Illustrator, bằng cách tác động trên hai hoặc nhiều đối tượng. Pathfinder giúp  tạo ra những hình vẽ độc đáo nhờ vào cách sắp xếp các hình vẽ chồng lên nhau.

Phần mềm Adobe Illustrator đã hỗ trợ cho chúng ta hai nhóm lệnh tiêu biểu để tạo hình vẽ là Shape Modes và Pathfinder.

2. Các nhóm lệnh của Pathfinder

a. Shape Modes:

    • Bao gồm các lệnh Unite, Minus Front, Intersect và Exclude.
    • Nhóm này hỗ trợ tạo ra các hình vẽ có cấu trúc độc, lạ; dùng trong việc cắt, gộp, lấy phần chung của các hình vẽ ban đầu.

b. Pathfinder:

    • Bao gồm các lệnh: Divide, Trim, Merge, Crop, Outline, Minus Back.
    • Nhóm này thường không tạo ra hình mới mà tách các hình đã ghép thành các đường riêng biệt.

II. Các lệnh trong công cụ Shape Modes

1. Unite

    • Nguyên lý hoạt động: Nhập các hình vẽ lại với nhau thành 1 hình khối thống nhất.
    • Màu sắc: Màu sắc của hình mới sẽ là màu của hình ở lớp trên cùng của các đối tượng. Trong ví dụ minh họa dưới đây, hình vuông màu vàng là lớp trên cùng nên hình sau khi được sáp nhập sẽ có màu vàng của hình vuông.

2. Minus front

    • Nguyên lý hoạt động: Chỉ lấy phần dưới của nhóm đối tượng đã chọn và loại bỏ đối tượng lớp trên cùng và phần giao nhau của các đối tượng trong nhóm.
    • Màu sắc: Màu sắc của hình mới là đối tượng thuộc lớp cuối trong nhóm.

3. Intersect

    • Nguyên lý hoạt động: Chỉ áp dụng đối với các nhóm đối tượng có phần giao nhau. Lệnh Intersect giữ lại phần giao nhau của các đối tượng trong nhóm.
    • Màu sắc: Màu sắc của hình mới giống với màu của đối tượng trên cùng trong nhóm.

4. Exclude

    • Nguyên lý hoạt động: Ngược lại với lệnh Intersect, chỉ giữ lại những phần không giao nhau của nhóm đối tượng đã chọn.
    • Màu sắc: Màu sắc của hình mới sẽ là màu của đối tượng thuộc lớp trên cùng.

III. Các lệnh trong công cụ Pathfinder là gì?

1. Divide

    • Nguyên lý hoạt động: Chia nhỏ nhóm đối tượng ban đầu thành nhiều đối tượng mới, đối tượng mới là phần giao nhau giữa các đối tượng trong nhóm.
    • Màu sắc: Màu sắc của hình mới là màu của đối tượng mà chúng ta nhìn thấy một cách nguyên vẹn (đối tượng này không bị che đi một phần nào cả).

2. Trim

    • Nguyên lý hoạt động: Loại bỏ phần bị che khuất của đối tượng cũ, chỉ giữ lại phần hình chưa bị che khuất. Lệnh Trim dùng trong trường hợp cần tạo ra các hình mới.
    • Màu sắc: Màu của đối tượng mới sẽ là màu của đối tượng tại phần không bị che khuất trước khi cắt.

3. Merge

    • Nguyên lý hoạt động: Tương tự Trim nhưng nó áp dụng có 2 hình có màu khác nhau, kiểu dáng khác nhau. Những hình nào cùng màu sắc sẽ được sáp nhập lại. Khi áp dụng đối với 3 hình như trong ví dụ dưới đây, những hình nào cùng màu sẽ được merge lại với nhau và tách các phần còn lại ra hình riêng.
    • Màu sắc: Màu của hình mới sẽ giống màu của hình chiếm phần giao nhau với đối tượng trên cùng.

4. Crop

    • Nguyên lý hoạt động: Giữ lại những đối tượng bị che khuất của đối tượng dưới cùng và loại bỏ tất cả phần còn lại của nhóm đối tượng.
    • Màu sắc: Màu của hình mới sẽ giống với màu sắc của đối tượng có phần chung với đối tượng trên cùng.

5. Outline

    • Nguyên lý hoạt động: Sử dụng cho nhóm đối tượng sử dụng Stroke. Phần Stroke trong nhóm được giữ lại với chia thành nhiều phần khác nhau, phần nền (Fill) bị loại bỏ.
    • Màu sắc: Màu của hình mới phụ thuộc vào màu của các đối tượng tham gia vào lệnh Outline.

6. Minus Back

    • Nguyên lý hoạt động: Đối lập với với Minus Front, tính năng này giúp giữ lại phần không giao nhau giữa đối tượng lớp trên cùng và đối tượng lớp dưới cùng.
    • Màu sắc: Màu của hình mới là màu của đối tượng thuộc lớp trên cùng.

IV. Cách dùng Pathfinder cắt đối tượng, vật thể

1. Hướng dẫn nhanh

Trong Illustrator, vào tab Window > Chọn Pathfinder (Ctrl + Shift + F9) > Chọn hai mẫu hình bất kỳ > Dùng Selection Tool khoanh vùng chọn hai hình vẽ > Lựa chọn một lệnh bất kỳ áp dụng vào hai đối tượng > Hoàn thành.

2. Hướng dẫn chi tiết

Bước 1: Trên thanh Menu, đầu tiên chọn tab Window sau đó lướt xuống dưới chọn mục Pathfinder hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + Shift + F9 để mở hộp thoại Pathfinder.

Bật công cụ Pathfinder

Bật công cụ Pathfinder

Hộp thoại Pathfinder sẽ xuất hiện như hình dưới đây.

Bảng công cụ Pathfinder

Bảng công cụ Pathfinder

Bước 2: Tạo hai hình khối bất kỳ bằng cách click vào công cụ Shape, vẽ ra hai hình mẫu bất kỳ và sắp xếp hai hình mẫu theo ý muốn.

Vẽ hai hình bất kì

Vẽ hai hình bất kỳ

Bước 3: Chọn tất cả hai hình vẽ cần dùng Pathfinder và bắt đầu sử dụng một trong các nhóm lệnh trong hộp thoại Pathfinder để tạo ra hình vẽ mới. Ví dụ trong hình minh họa dưới đây mình sẽ sử dụng lệnh Minus front của nhóm Shape Modes.

Thành phẩm khi dùng Pathfinder

Thành phẩm khi dùng Pathfinder

Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản về Pathfinder và cách sử dụng chúng trong Adobe Illustrator. Hy vọng bạn đã hiểu được cách sử dụng Pathfinder và ứng dụng vào các sản phẩm của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!