Phân tích RAM Dual Channel là gì? Cách cắm RAM đúng chuẩn

Liệt kê RAM Dual Channel là gì? Cách cắm RAM đúng chuẩn để chạy Dual Channel là ý tưởng trong nội dung hôm nay của chúng tôi. Theo dõi bài viết để biết nhé. Người dùng laptop, máy tính rất quan tâm đến các vấn đề về linh kiện như: CPU, RAM, card đồ họa,… Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn một số thông tin về RAM Dual Channel. Hãy cùng theo dõi để biết thêm chi tiết nhé.

1. RAM là gì?

RAM hay còn được gọi là Random Access Memory đây chính là bộ nhớ lưu trữ tạm thời của máy, giúp máy cho phép lưu trữ thông tin trong một khoảng thời gian ngắn.

Khi bạn chạy một file hay phần mềm nào đó, CPU của máy sẽ liên tục truy cập vào dữ liệu từ bộ nhớ máy.

2. RAM Dual Channel là gì

Định nghĩa

Ở các dòng bo mạch chủ cũ, các nhà sản xuất thường dùng công nghệ RAM Single Channel để truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU, giúp laptop, máy tính hoạt động. Bởi vì chỉ sử dụng 1 kênh để truyền dữ liệu nên tốc độ rất chậm.

Sau này, các nhà sản xuất đã phát triển nhiều công nghệ trên bo mạch chủ, trong đó có RAM Dual Channel. Đây là loại công nghệ giúp tốc độ truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU tăng lên gấp đôi so với khi dùng RAM Single Channel.

Công nghệ RAM Dual Channel cùng với dung lượng RAM càng lớn sẽ khiến thiết bị của bạn hoạt động càng khỏe, xử lý được cùng lúc nhiều tác vụ khác nhau mà không lo đứng máy, đơ máy.

Điều kiện để RAM chạy Dual Channel

Để thiết bị của bạn có thể chạy được Dual Channel, bạn cần phải đáp ứng được một số điều kiện như sau:

+ Phải có ít nhất 2 thanh RAM và tối đa là 4 thanh RAM.

+ Các thanh RAM phải có dung lượng bộ nhớ giống nhau. Nếu bạn có 1 thanh RAM 4GB thì khi mua thêm phải mua các thanh RAM 4GB.

+ Các thanh RAM phải cùng loại với nhau. Có 3 loại: DDR, DDR2, DDR3 và DDR4.

+ Cần sử dụng RAM cùng loại, cùng bus. Mặc dù vẫn có thể sử dụng 2 thanh RAM cùng loại khác bus nhưng khi lắp vào bo mạch chủ thì sẽ tự động bị giảm bus xuống bằng bus của thanh RAM thấp nhất. Ví dụ: 2 thanh RAM cùng loại DDR3 nhưng có bus là 1333MHz và 1600MHz thì khi cắm bus sẽ chỉ còn 1333MHz. Như vậy sẽ lãng phí bus cao của thanh RAM 1600MHz.

3. Hướng dẫn cắm RAM để chạy Dual Channel

Bo mạch chủ chỉ có 2 khe cắm RAM và bạn có 2 thanh RAM

Đây là trường hợp đơn giản nhất, mỗi khe cắm RAM là 1 kênh RAM độc lập nên khi bạn cắm 2 thanh RAM vào thì sẽ trở thành Dual Channel.

Bo mạch chủ có 4 khe RAM và bạn có 4 thanh RAM

Đây cũng là một trường hợp đơn giản, bạn cứ cắm hết vào 4 khe. Tuy nhiên, cần lưu ý là 4 thanh RAM phải cùng loại và cùng bus nhé.

Bo mạch chủ có 4 khe RAM nhưng bạn có 2 thanh RAM

Đây chính là trường hợp khó nhất và cũng là trường hợp người dùng hay gặp nhất. Trên một số mẫu bo mạch chủ, nhà sản xuất sẽ làm 4 khe cắm RAM với 2 màu xen kẽ (Ví dụ: Trắng – Đen – Trắng – Đen). Bạn chỉ cần cắm 2 thanh RAM vào 2 khe trắng hoặc đen là được.

Với trường hợp 4 khe cắm RAM cùng màu, thông thường mọi người sẽ cắm xen kẽ 2 thanh RAM với nhau, bắt đầu cắm từ khe gần CPU nhất. Nghĩa là cắm khe đầu tiên, sau đó chừa lại khe thứ 2 và cắm khe thứ 3.

Lưu ý: Có một số nhà sản xuất bo mạch chủ sẽ tính thứ tự các khe cắm RAM khác nhau. Có thể khe đầu tiên là gần CPU hoặc có thể khe đầu tiên là xa CPU. Một số hãng sẽ chú thích trên bo mạch chủ, bạn cần quan sát kỹ để thấy. Một số hãng sẽ ghi trên sách hướng dẫn sử dụng, bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi cắm.

Cách kiểm tra xem máy đã nhận Dual Channel

Cách 1: Vào Bios để kiểm tra.

Cách 2: Tải và sử dụng phần mềm CPU – Z.

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này bạn đã có những thông tin về RAM Dual Channel. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!