Sự thật về TDP là gì? Vai trò TDP đối với linh kiện trong PC

Tổng hợp TDP là gì? Tại sao lại quan trọng và cần tìm hiểu khi mua máy tính là ý tưởng trong bài viết hôm nay của chúng mình. Theo dõi bài viết để hiểu thêm nhé. Thông số TDP là mối quan tâm hàng đầu đối với người dùng khi lựa chọn GPU cùng các linh kiện khác dành cho PC. Lựa chọn một chỉ số TDP phù hợp giúp PC hoạt động trơn tru, mượt mà hơn. Tuy nhiên, không ít người chưa hiểu rõ TDP là gì? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ các thông tin bạn nhé!

Tầm quan trọng của TDP

Tầm quan trọng của TDP

I. TDP là gì?

TDP (Thermal Design Power) được biết đến như công suất thoát nhiệt tối đa của một con chip xử lý, đều có mặt trên mọi CPU và GPU. Thông số TDP được sử dụng trong việc đo lường nhiệt mà bộ xử lý sẽ phát ra trong quá trình vận hành trên PC và được tính bằng đơn vị Watt(W). Dễ hiểu hơn, nếu CPU bạn đang sử dụng có TDP nằm ở mức 120W, điều đó được hiểu rằng CPU dự kiến sẽ tỏa nhiệt tối đa nằm ở mức 120W trong quá trình hoạt động.

Chỉ số TDP càng cao, đồng nghĩa với việc CPU tiêu thụ điện năng càng lớn. Khi PC của bạn có TDP ở mức cao, bạn nên trang bị các biện pháp tản nhiệt hiệu quả thông qua các hệ thống làm mát bằng cánh quạt, hay tản nhiệt bằng chất lỏng, …

TDP là gì?

Bên cạnh đó, còn một khái niệm bạn sẽ thường xuyên gặp trong các bộ xử lý là cTDP (Configurable TDP) được hiểu là cấu hình TDP. Có 3 loại TDP thông dụng sau đây:

    • cTDP Up: Được ứng dụng với các cấu hình CPU có độ xung nhịp cao, không gian tản nhiệt thoáng mát.
    • cTDP Down: Dùng trong các Laptop nhẹ, không gian tản nhiệt hạn hẹp.
    • Nominal TDP: Được hiểu như xung nhịp định mức trên CPU

II. Vai trò TDP đối với linh kiện trong PC

1. Cách thức hoạt động

TDP chính là thông số giúp người dùng xác định rõ mức độ năng lượng phát ra hay hiệu suất hoạt động của CPU. TDP hoạt động như một chỉ số quan trọng đối với những chiếc PC. Chẳng hạn như có sự khác biệt giữa con chip Core i3-10105 với TDP tối đa 65W và Core i7 11700K với TDP tối đa là 125W. TDP cao đồng nghĩa với việc sẽ tiêu tốn nhiều điện năng hơn. TDP không phải là thước đo chính xác về mức tiêu thụ điện của thiết bị. Tuy nhiên khi nhìn vào TDP của một phần cứng bạn có thể có cái nhìn tổng quan về hiệu suất và xác định được một số thông tin liên quan.

Cách hoạt động của TDP

Cách hoạt động của TDP trong CPU

Phần lớn mọi người cho rằng TDP có ứng dụng quan trọng trong CPU. Tuy nhiên GPU (Graphics Processing Unit) bộ xử lý đồ họa cũng có chỉ số TDP. Đây là một bộ phận quan trọng để hiển thị hình ảnh chân thực, mượt mà trên các tựa game và hiển thị trong thiết kế đồ họa 3D tạo ra các hình ảnh sắc nét. Vì thế, GPU cũng cần được tản nhiệt như CPU.

GPU NVIDIA

GPU NVIDIA

Nhờ các giá trị của TDP mà nhà sản xuất thiết kế các bộ làm mát phù hợp với GPU của sản phẩm. Bạn có thể nhìn vào thông số TDP để áp dụng các cách thức tối ưu nhiệt độ GPU. Ngoài ra, bạn có thể truy cập một số trang web để tìm kiếm thông tin nếu bạn cần kiểm tra chỉ số TDP dành cho card đồ họa.

    • Đối với các linh kiện khác:

Trong trường hợp bạn muốn xác định rõ nguồn phù hợp trong việc sử dụng các các linh kiện đi kèm với các thiết bị. Bạn cần làm thao tác đơn giản chính là cộng tất cả TDP của CPU, GPU và các linh kiện lại với nhau. Từ đó sẽ cho ra nguồn thích hợp được sử dụng cho thiết bị.

Các linh kiện

Các linh kiện

Mình đưa ra tham khảo 1 cấu hình phổ thông như sau:

    • CPU: R5 3400G – TDP 65W

    • GPU: 1650 – TDP 75W

    • Ram: 8GB

    • Tổng: 130W

    • Nguồn: 500W – có hiệu suất 80% = 400W

    • Lúc này sẽ dư ra 170W (400W – 130W)

Số lượng điện dư sẽ được sử dụng vào các linh kiện như Ram, Main, SSD, quạt tản nhiệt, chuột, bàn phím, tai nghe, …

2. Lượng điện năng tiêu thụ

TDP liên quan trực tiếp đến điện năng tiêu thụ, bạn có thể nhìn vào giá trị của TDP để ước tính số lượng điện năng sẽ tiêu bởi CPU. Chẳng hạn như CPU có TDP 50W đương nhiên điện năng sẽ thấp hơn chiếc PC có TDP lên đến 120W. Tuy nhiên, trên thực tế con số này không hoàn toàn đánh giá chính xác số lượng điện được tiêu thụ bởi CPU. Trong các trường hợp sử dụng các tác vụ thông thường thì TDP rất hiếm khi đạt đến mức cực đại.

Điên năng tiêu thụ

Điện năng tiêu thụ

3. Lưu ý khi nâng cấp linh kiện

Trong trường hợp bạn muốn nâng cấp linh kiện trong bộ case máy tính trang bị card màn hình mạnh như GTX 1060 3GB thì TDP tối đa là 120W nhưng nếu nâng cấp lên RTX 3060 thì TDP tối đa là 170W. Chỉ số TDP càng cao đồng nghĩa với việc người dùng phải trang bị nguồn cấp điện (PSU) càng lớn. Bạn phải chắc chắn rằng hệ thống tản nhiệt hiện tại đủ đáp ứng yêu cầu của thiết bị nhằm tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra trong quá trình nâng cấp.

Lưu ý khi nâng cấp linh kiện

Lưu ý khi nâng cấp linh kiện

III. Tại sao phải tìm hiểu về TDP

Thông qua các chỉ số TDP giúp bạn có thể lựa chọn cho mình bộ tản nhiệt tối ưu với CPU nhanh chóng. Trong trường hợp bạn sử dụng các tác vụ thì bạn cần trang bị cho mình các sản phẩm tản nhiệt chuyên dụng để làm mát CPU. Bổ sung quạt cho case để lấy gió vào và ra nhằm tản nhiệt cho các thành phần khác trong đó có cả GPU

Lợi ích của TDP

Lợi ích của TDP

Bên cạnh đó, TDP cũng giúp bạn biết được hiệu suất tối đa khả năng hoạt động của thiết bị từ đó lựa chọn nguồn phù hợp. Thông số TDP mặc dù không phải là một giá trị chính xác để đo lường điện năng tiêu thụ, tuy nhiên biết được tổng TDP sẽ giúp bạn chọn nguồn để đáp ứng hiệu suất làm việc của PC. Các CPU thuộc dòng sản phẩm khác nhau thì sẽ có TDP tương ứng.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm rõ tầm quan trọng các thông số TDP trong CPU. Đừng quên để lại bình luận bên dưới nếu bạn cần hỗ trợ. Và chia sẻ ngay bài viết đến cho mọi người cùng biết bạn nhé!