Liệt kê Tỉ lệ màn hình smartphone là gì và thay đổi thế nào theo thời gian? là ý tưởng trong nội dung bây giờ của chúng tôi. Theo dõi bài viết để hiểu thêm nhé. Tỉ lệ màn hình trên smartphone là thông số kỹ thuật ít nhận được sự quan tâm nhưng lại tác động rất nhiều đến trải nghiệm của người dùng. Vậy, tỉ lệ màn hình trên smartphone là gì và đã thay đổi như thế nào theo thời gian? Hãy cùng mình khám phá qua trong bài viết bên dưới nhé!
Tại sao bạn cần quan tâm tới tỉ lệ màn hình?
Tỉ lệ màn hình đơn giản là sự tương quan giữa chiều dài và chiều rộng màn hình. Bạn cũng có thể tính tỉ lệ khung hình bằng cách lấy số pixel chiều dài chia số pixel chiều rộng thiết bị. Những màn hình ngày xưa thường có tỉ lệ 4:3, trong khi các thiết bị hiện đại đa phần điều hướng tới tỉ lệ 16:9, và đôi lúc cũng có những ngoại lệ.
Ngoài việc sử dụng đề làm màn hình và thiết kế điện thoại, tỉ lệ còn có ảnh hưởng đến hình ảnh, video và cả các thao tác với thiết bị khi sử dụng. Hãy tưởng tượng nếu bạn phải xem một bộ phim với tỉ lệ 16:9 trên một màn hình 4:3, hai dải màu đen khổng lồ ở phía trên và phía dưới sẽ làm bạn mất hứng và đau mắt.
Một điểm đặc biệt bạn cần lưu ý, khi tỉ lệ này càng lớn thì màn hình thiết bị của bạn càng dài, đó là lí do vì sao smartphone ngày càng dài ra.
Điểm lại lịch sự tỉ lệ màn hình smartphone
Năm 2006, LG đã trình làng chiếc smartphone LG Prada với màn hình cảm ứng điện dung đầu tiên trên thế giới. Chiếc smartphone này sở hữu màn hình tỉ lệ 5:3 với độ phân giải WQVGA (240 × 400 pixels). Tỉ lệ màn hình này tiếp tục xuất hiện trên nhiều thiết bị như Sony Ericsson XPERIA X1, HTC Shift, Samsung Nesux S, Nokia Lumia 620,… với độ phân giải WVGA (800 x 480 pixels).
Một năm sau sự ra mắt của LG Prada, iPhone thế hệ đầu tiên cũng được Apple ra mắt với màn hình tỉ lệ 3:2 độ phân giải 360 x 480 pixels. Tỉ lệ này vẫn được Apple duy trì khi giới thiệu màn hình retina đầu tiên iPhone 4 vào năm 2010. với màn hình độ phân giải 640 x 960 pixels.
Ở thời điểm đó, mà hình 5:3 và 3:2 là chuẩn mực của các smartphone. Tuy nhiên 2 tỉ lệ này làm cho những chiếc smartphone ra đời có hình dáng nhỏ, dày cộp và dần không còn phù hợp với những thiết bị bỏ túi.
Năm 2012, Samsung giới thiệu chiếc Samsung Galaxy S III với tỉ lệ 16:9, ít lâu sau đó Apple cũng ra mắt chiếc iPhone 5 màn hình tỉ lệ tương tự cùng độ phân giải 1.136 x 640 pixels.
Thật ra, tỉ lệ 16:9 đã được sử dụng trên thiết bị Tivi và rạp chiếu phim ở thập kỷ trước. Tuy nhiên đến tận năm 2009, những nội dung màn hình rộng đầu tiên mới được phổ biến trên nền tảng Internet. Lần lượt sau đó những nhà sản xuất điện thoại mới ứng dụng tỉ lệ này lên thiết bị của mình. Đây là sự thay đổi nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng của người dùng và sự phát triển của công nghệ trên thiết bị di động.
Tỉ lệ màn hình 16:9 giúp cho màn hình smartphone tăng diện tích hiển thị nhưng không bị to ra quá mức và gây khó chịu khi cầm nắm. Ngoài ra, đây là tỉ lệ chuẩn của hầu hết các thiết bị như Tivi, màn hình laptop cũng như các video chất lượng cao khác. Vì vậy, bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi xem video trên những thiết bị khung hình.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, màn hình 16:9 đang dần trở nên lỗi thời và nhiều nhà sản xuất smartphone vẫn đang tiếp tục thử nghiệm những tỉ lệ khác tối ưu hóa hơn.
LG với những tỉ lệ màn hình không tưởng
Khi tỉ lệ 16:9 đang làm mưa làm gió thì LG lại chọn cho mình 1 hướng đi khác khi cho ra đời LG Optimus Vu với màn hình tỉ lệ 4:3 vào năm 2013. Đây được xem là nổ lực rất lớn của nhà sản xuất Hàn Quốc trong cuộc smartphone màn hình siêu rộng lúc bấy giờ.
Tiếp bước LG, BlackBerry thu hút mọi ánh nhìn của giới công nghệ khi trình làng BlackBerry Passport với tỉ lệ 1:1 không tưởng. Tuy nhiên, cũng như LG Optimus Vu, BlackBerry Passport nhanh chóng trở thành một chiếc điện thoại “sưu tầm” do kích thước quá lớn, khó cầm nắm và bọc túi quần. Ngoài ra, đa số ứng dụng và video chỉ hỗ trợ khung hình 16:9 nên BlackBerry Passport không được nhiều người lựa chọn.
To không được thì ta làm dài. Sau thất bại với việc làm to bề ngang điện thoại, LG nổ phát súng đầu tiên cho trào lưu “smartphone siêu dài” khi cho ra mắt LG G6 với màn hình 18:9 tại sự kiện MWC 2017. Đây là màn hình được đi theo định dạng Univisium do nhà làm phim người Ý Vittorio Storaro đề xuất vào năm 1998.
Khác với màn hình 4:3 trước đó, tỉ lệ 18:9 nhánh chóng được chấp nhận rộng rãi. So với những loại màn hình thông thường, smartphone khi sở hữu tỉ lệ 18:9 sẽ tăng được độ lớn nhưng vẫn không làm smartphone bị bè ngang sang hai bên. Qua đó giúp kích thước tổng thể của máy vẫn gọn gàng và dễ dàng cầm nắm hơn.
Xét về trải nghiệm người dùng, màn hình 18:9 sẽ giúp việc ứng dụng tính năng chia đôi màn hình theo cách hoàn hảo nhất vì giờ đây, bạn đã có thể có hai cửa sổ hiển thị theo tỉ lệ vuông 1:1.
Chỉ sau 1 tháng LG G6 được ra mắt, Samsung cũng trình làng siêu phẩm Galaxy S8 với màn hình tỉ lệ 18.5:9, dài hơn một chút so với người anh em đồng hương của mình. Tỉ lệ 18.5:9 kết hợp với việc cong 2 cạnh giúp Galaxy S8 trở nên thon gọn hơn với màn hình chiếm 80% diện tích mặt trước.
Những thử nghiệm thành công của LG và Samsung chứng minh màn hình 18:9 có thể dùng tốt trên điện thoại. Do đó Google, OnePlus và nhiều nhà sản xuất bắt đầu tự tin triển khai nó lên smartphone. Ngay cả Apple cũng chuyển sang dùng 19.5:9 trên iPhone X thay cho màn hình 16:9 của các thế hệ trước.
Ngày nay các nhà làm phim, sản xuất video và game cũng đang chọn tỉ lệ 18:9 là kích thước chuẩn, việc sử dụng màn hình tỉ lệ 18:9 là một lựa chọn thông minh, đón đầu xu thế để bạn có những trải nghiệm thú vị, không còn những viền đen khó chịu xuất hiện ở trên và dưới màn hình.
Samsung mở ra kỷ nguyên màn hình tràn viền
Ra mắt tại sự kiện IFA 2014, Samsung Galaxy Note Edge được xem là sản phẩm tạo bước đệm và là động hái thăm dò thị hiếu khách hàng từ nhà sản xuất Hàn Quốc. Dù chỉ được làm cong một cạnh màn hình bên phải, nhưng Note Edge cũng thu hút sự chú ý của rất nhiều khách hàng sau khi lên kệ bởi vẻ ngoài lạ mắt với tỉ lệ 16:10.
Tuy nhiên đây chỉ là bước thăm dò để Samsung tung ra siêu phẩm Galaxy S6 Edge màn hình cạnh. Màn hình cong mở ra một kỉ nguyên mới như một bước đột phát giúp smartphone trở nên tràn viền và vô cực. Chuẩn vô cực đạt đến đỉnh điểm với chiếc Galaxy S8 khi tỉ lệ màn hình so với thân máy lên đến 80%. Mở ra một bước đột phá trong ngành công nghiệp smartphone.
Sau bước đi tiên phong của Samsung, các nhà sản xuất khác cũng đua nhau chạy theo, từ OnePlus, Huawei tới Xiaomi điều tung ra những chiếc smartphone màn hình cong cho riêng mình. Một số nhà sản xuất còn làm cong cả mặt trước lẫn mặt sau để tạo sự khác biệt cho sản phẩm của mình.
Thoạt nhìn, sẽ thấy các smartphone màn hình cong rất hấp dẫn và thu thút mọi ánh nhìn, nhưng khi trải nghiệm sẽ nhận thấy những yếu điểm như: Dễ rơi vỡ, khó tìm được ốp lưng và miếng dán màn hình phù hợp, đặc biệt màn hình cong chỉ đang làm cảnh vì chưa thể hiện được nhiều tính năng của mình.
Người dùng rất hoan nghênh những sáng kiến độc đáo từ các nhà sản xuất, tuy nhiên rủi ro và bất tiện trong trải nghiệm đang làm màn hình cong gặp khó. Có lẽ trong tương lai, Samsung, Huawei hay OPPO sẽ có những cải thiện hơn để sáng kiến độc đáo này phát huy được tối ta công dụng của màn hình cong.
Biến thể của tỉ lệ màn hình 18:9
Sự ra đời của tỉ lệ 18:9 ghi dấu ấn mạnh mẽ của LG và Samsung, tuy nhiên đằng sau đó là một cuộc chạy đua nhằm tăng tỉ lệ màn hình so với thân máy của các nhà sản xuất. Chính vì vậy một số biến thể màn hình mới ra đời như 19:9, 19.5:9 hay thậm chí 18.7:9 và 19.3:9.
Nhưng tỉ lệ màn hình này ra đời mục đích chính là giúp những chiếc điện thoại ra đời trở nên mỏng nhẹ, thọn gọn và sexy hơn. Đồng thời tăng kích thước màn hình điện thoại mà không tăng kích thước máy, giúp các nhà sản xuất phô diễn được trình độ, thành tựu nghiên cứu và ứng dụng của mình.
Những biến thể này không có nhiều ý nghĩa và không giải quyết được nhiều nhu cầu của người dùng. Vì như đã nói ở trên, khi tỉ lệ này càng lớn thì smartphone càng trở nên dài thoòng. Và không có bất cứ người tiêu dùng nào thích mua một chiếc điện thoại như cái điều khiển Tivi cả.
Sony Xperia 1 là một ví dụ điển hình cho vấn đề trên, khi sở hữu thiết kế thanh dài cùng tỉ lệ màn hình 21:9. Khi được Sony giới thiệu lần đầu tiên tại sự kiện MWC 2019, Xperia 1 được kì vọng sẽ giúp Sony lấy lại hình ảnh và thị phần cho mình. Tuy nhiên, chiếc điện thoại này nhanh chóng bị người dùng quay lưng vì kích thước quá dài, gây khó khăn trong quá trình sử dụng và trải nghiệm. Từ boom tấn, Xperia đã trở thành boom xịt và kéo theo sự sụp đổ của màn hình 21:9.
Trước cả Sony, LG cũng đã từng giới thiệu một sản phẩm có màn hình 21:9 mang tên Chocolate BL40 vào năm 2009. Giống như tên gọi của nó, thiết bị này chẳng khác gì 1 thỏi socola với kích thước dài thoòng và dày cộp. Quả là không ngoa khi nói LG là “cô gái” mở đường cho những sáng kiến vô cùng độc đáo và mới lạ với những tỉ lệ màn hình không tưởng. Dù là người tiên phong ở những giai đoạn đầu, những giờ đây LG lại có số phận khá hẩm hiu khị gần như biến mất khả thị trường smartphone toàn cầu.
Tỉ lệ màn hình liệu có thể thay đổi và được tối ưu gọn gàng hơn?
Trong khi smartphone khác đang to hơn và dài hơn, Apple đã chọn cách đi ngược lại xu hướng với việc giới thiệu iPhone 12 mini màn hình 5.4 inch tỉ lệ 19.5:9, đánh dấu sự trở lại của một chiếc điện thoại màn hình nhỏ đã không còn xuất hiện trong nhiều năm.
Sự ra đời của iPhone 12 mini cho thấy thị trường smartphone flagship nhỏ gọn cấu hình cao là vô cùng tiềm năng. Đây là tín hiệu rõ ràng nhất cho ra đời của những chiếc smartphone có tỉ lệ màn hình mới nhưng kích thước gọn gàng hơn.
Kết luận
Theo thời gian, tỉ lệ màn hình cũ sẽ dần bị loại bỏ và thay thế bằng tỉ lệ mới phù hợp với những tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên cùng với sự thay đổi này, màn hình của smartphone cũng ngày càng dài ra và các nhà sản xuất phải tìm cách để tối ưu hóa nó một cách tốt nhất.
Ngoài ra, những tỉ lệ màn hình mới ra đời là thách thức không nhỏ trong việc xây dựng giao thức người dùng trong các ứng dụng và trò chơi. Việc các nhà sản xuất chưa đồng bộ giữa tỉ lệ màn hình smartphone tầm trung và flashship cũng là rào cản lớn đối với các nhà phát triển và người dùng.
Với những ưu điểm nổi bật của mình, màn hình 18:9 có thể là tỉ lệ chuẩn của smartphone trong tương lai. Tuy nhiên việc lựa chọn tỉ lệ màn hình nào cho smartphone của mình vẫn còn tùy thuộc nhiều vào những nhà phát triển và sản xuất thiết bị.
Còn bạn, bạn nghĩ gì về những tỉ lệ màn hình đã và đang có trên smartphone. Hãy để lại bình luận bên dưới để mình biết nhé!