Tập hợp Các tiêu chuẩn về độ phân giải màn hình trên smartphone hiện nay là ý tưởng trong nội dung bây giờ của chúng tôi. Theo dõi bài viết để tham khảo nhé. Hiện nay trên thị trường đang lan truyền và bàn tán về các thông số kỹ thuật về độ phân giải màn hình trên các mẫu điện thoại khác nhau. Vậy độ phân giải màn hình là gì? và bạn có biết hết tất cả các tiêu chuẩn độ phân giải màn hình ấy chưa? Hãy theo dõi hết bài viết này để có câu trả lời nhé!
Các chuẩn màn hình hiện nay rất đa dạng và phong phú. Hãy theo dõi bài viết để khám phá hết các chuẩn màn hình trên smartphone nhé!
Chú thích: Độ phân giải màn hình là gì? Độ phân giải màn hình là chỉ số các điểm ảnh hiển thị trên màn hình và thường được gọi là pixels. Các chỉ số này càng lớn thì màn hình hiển thị càng chi tiết. Để hiểu rõ hơn về độ phân giải màn hình các bạn có thể xem thêm bài viết này: [Đâu Là Tốt #1] Màn hình độ phân giải thấp VS độ phân giải cao – Bao nhiêu là đủ?
Trong bài viết này chúng ta chỉ điểm qua về khái niệm các chuẩn độ phẩn giải màn hình đang phổ biến trên điện thoại (smartphone) hiện nay thôi nhé!
Cơ bản nhất với chuẩn: HD+
Độ phân giải HD (1.280 × 720 pixels) bắt nguồn từ truyền hình độ nét cao (HDTV), sử dụng 60 khung hình mỗi giây. Màn hình sử dụng độ phân giải HD có tỷ lệ khung hình là 4:3 và cho độ nét gấp 3 lần so với chuẩn VGA.
Lúc trước, tỷ lệ màn hình được sử dụng phổ biến là 16:9 nên chúng ta sẽ thấy nhiều thiết bị sử dụng màn hình có độ phân giải HD. Tuy nhiên, những năm gần đây chúng ta lại thấy sự xuất hiện ngày càng nhiều chiếc điện thoại sử dụng màn hình có độ phân giải HD+. Vậy độ phân giải màn hình HD+ bắt nguồn từ đâu?
Với cuộc đua smartphone màn hình tràn viền như hiện nay, chúng ta dễ dàng bắt gặp những chiếc điện thoại sử dụng tỷ lệ màn hình tràn viền khác nhau như 18:9, 19:9, 19.5:9, 20:9, … làm cho độ phân giải màn hình cũng bị thay đổi. Tỷ lệ màn hình lớn, kéo theo đó là mật độ điểm ảnh cũng lớn hơn nên sẽ có sự thay đổi về kích thước màn hình và đó là nguyên nhân xuất hiện của độ phân giải HD+.
Vsmart Joy 3 là chiếc smartphone giá rẻ đến từ thương hiệu Việt Nam Vsmart, sở hữu màn hình HD+ kích thước lớn và cấu hình tốt trong tầm giá giúp mang lại cho người dùng những trải nghiệm giải trí được tốt nhất.
HD+ có thể được xem là một biến thể của màn hình HD, với kích thước chiều dài lớn hơn trong khi kích thước chiều rộng vẫn giữ nguyên. Các chuẩn độ phân giải phổ biến như 1.440 x 720 pixels, 1.480 x 720 pixels, 1.520 x 720 pixels, … để hỗ trợ màn hình tỷ lệ mới như 18:9, 19:9, …
Redmi 8 chiếc smartphone giá rẻ đến từ Xiaomi sở hữu màn hình HD+ cùng với thiết kế đẹp, hợp thời mang lại cho người dùng cảm giác đây là một chiếc smartphone tầm trung chứ không phải đến từ phân khúc giá rẻ.
Ở thời điểm hiện tại, độ phân giải HD+ cũng chỉ dừng lại ở mức đủ dùng mà thôi nhưng chúng ta vẫn có thể chấp nhận được độ phân giải này bởi vì một phần vì giá thành thấp và hướng đến những người dùng cơ bản không đòi hỏi quá cao về chất lượng hiển thị.
Có lẽ chiếc iPhone SE (thế hệ thứ 2) là chiếc smartphone duy nhất ở thời điểm hiện tại sử dụng độ phân giải HD với tỷ lệ màn hình 16:9. Chiếc smartphone này hướng đến đối tượng người dùng yêu thích sử dụng những chiếc điện thoại nhỏ gọn, tiện lợi nhưng lại mang trong mình cấu hình khủng không thua kém bất kỳ sản phẩm nào có mặt trên thị trường.
Chuẩn Full HD+ – Tiêu chuẩn cơ bản trong thời điểm hiện tại
Độ phân giải Full-HD hay còn được viết tắt là FHD, có độ phân giải là 1.920 x 1.080 pixel với tỷ lệ màn hình 16:9. Được sử dụng phổ biến trên các mẫu smartphone từ tầm trung cho đến cao cấp như iPhone 7 Plus, iPhone 8 Plus, …
Hiện nay trên thị trường chúng ta khó bắt gặp những chiếc smartphone được trang bị màn hình Full-HD, thay vào đó chúng ta sẽ bắt gặp những chiếc smartphone sử dụng màn hình Full-HD+ thay vì màn hình Full-HD truyền thống.
Samsung Galaxy A51 sở hữu màn hình nốt ruồi có độ phân giải Full-HD+ với tỷ lệ màn hình là 20:9 giúp mang đến trải nghiệm giải trí tốt nhất.
Bởi vì các nhà sản xuất smartphone chạy theo xu hướng màn hình tràn viền nên họ đã tạo ra nhiều tỷ lệ màn hình khác nhau như 18:9, 19:9, 19.5:9, 20:9 làm cho các điểm ảnh trên màn hình dàn trải ra rộng hơn và tăng mật độ điểm ảnh (pixel) nên sẽ có sự thay đổi về kích thước màn hình.
Xiaomi Mi Note 10 Lite sở hữu thiết kế đẹp mắt, cấu hình tốt, cụm camera sau chất lượng mang đến trải nghiệm các tác vụ từ cơ bản đến nâng cao được ổn định và mượt mà nhất.
Ví dụ như trước đây độ phân giải màn hình Full-HD có độ phân giải là 1.920 x 1.080 pixel với chuẩn màn hình 16:9, nhưng hiện nay các chuẩn màn hình như 19:9 hay 20:9 chuẩn Full-HD sẽ được thay thế bằng thuật ngữ màn hình mới là Full-HD+ hay FHD+ có chiều cao vẫn là 1.080p, nhưng chiều rộng đa dạng hơn như 2.160 x 1.080 pixel, 2.280 x 1.080 pixel, 2.340 x 1.080 pixel, …
Cao cấp và rất cao cấp: Độ phân giải 2K/2K+
Màn hình 2K có mật độ điểm ảnh lớn, giúp màn hình smartphone sắc nét hơn Full-HD. Trước đây, nhiều người có ý kiến cho rằng trang bị màn hình 2K trên smartphone là một điều thừa thãi bởi vì mắt người bình thường khó có thể nhận thấy sự khác biệt giữa màn hình có độ phân giải 2K và Full-HD.
Màn hình có độ phân giải 2K là một tiêu chuẩn của DCI (Digital Cinema Initiatives) – độ phân giải mở rộng của Full-HD (1.920 x 1.080 pixel), cụ thể là 2.048 x 1.080 pixel (tương đương 2.211.840 điểm ảnh).
Đến thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn nhầm tưởng rằng màn hình 2K còn có tên gọi khác là Quad HD hay QHD (khác với qHD). Nhưng QHD là một chuẩn hoàn toàn khác và mình sẽ nói rõ hơn ở phần bên dưới nhé.
2K+ là một biến thể của màn hình 2K, cũng có chiều cao như màn hình 2K nhưng chiều rộng của 2K+ lớn hơn với các độ phân giải phổ biến như: 3.200 x 1.800 pixels, 2.960 x 1.440 pixels, 3.120 x 1.440 pixels, … được trang bị phổ biến trên các dòng máy flagship như Samsung Galaxy S20+ , Huawei P40 Pro, …
Trên cả mức cao cấp? Đỉnh cao công nghệ: QHD, QHD+
QHD là chuẩn màn hình cao hơn 2K và thấp hơn 4K hay có thể được gọi là màn hình 2.5K, với độ phân giải 2.560 x 1.440 pixel. Màn hình QHD cho kích thước điểm ảnh cực nhỏ, giúp hình ảnh hiển thị với độ mượt cao, chân thật và sắc nét. Tuy nhiên màn hình QHD cũng có một số nhược điểm như tiêu thụ nhiều điện năng, giá thành cao hơn màn hình Full-HD nên giá bán smartphone sẽ cao hơn.
Cũng giống như FHD+, QHD+ cũng được coi là một biến thể của màn hình QHD. Tuy nhiên, khác với việc FHD+ giữ nguyên số lượng điểm ảnh 1 chiều cố định và có nhiều kích thước khác nhau thì QHD+ chỉ có độ phân giải 2.880 × 1.440 pixel. Hiện nay QHD+ cũng có nhiều biến thể khác nhau để phù hợp với tỷ lệ màn hình ngày càng dài như 3.200 x 1.800 pixels, 2.960 x 1.440 pixels, 3.120 x 1.440 pixels.
Hướng đến tương lai với chuẩn 4K và Ultra HD
4K hay Ultra HD (UHD) có độ phân giải 3.840 x 2.160 pixels hoặc 4.096 x 2.160 pixels, cao gấp bốn lần so với độ phân giải Full-HD 1080p (1.920 x 1.080 pixels). Nhưng với thời điểm hiện tại thì việc màn hình 4K tích hợp trên smartphone vẫn còn xa xỉ và chưa cần thiết. Độ phân giải này hiện chỉ có chủ yếu trên các dòng tivi cao cấp.
Rất ít các hãng sản xuất smartphone sử dụng tấm nền 4K trên những chiếc smartphone của mình một phần vì chi phí đắt đỏ, một phần vì màn hình này tiêu hao điện năng khá nhiều và chưa thật sự cần thiết trên các thiết bị cầm tay.
Chúng ta thường sẽ bắt gặp những chiếc smartphone trang bị màn hình 4K trên những dòng điện thoại cao cấp đến từ Sony và đơn cử là chiếc Sony Xperia 1 Mark 2 được ra mắt đầu năm nay.
Ngoài 4K thì hiện nay còn rất nhiều độ phân giải khủng khác như 4K+ (UHD+) 5.120 x 2.880 pixels, FUHD 7.680 x 4.320 pixels (gấp 4 lần 4K và 16 lần Full HD) còn gọi là 8K, hay QUHD (15.360 x 8.640 pixels) có số điểm ảnh gấp 4 lần 8K và 16 lần 4K.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ các chuẩn màn hình phổ biến trên smartphone ở thời điểm hiện tại. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm kiến thức về các chuẩn màn hình được sử dụng trên smartphone.