Tổng hợp USB4 là gì? Có công dụng và cải tiến gì mới so với các thế hệ trước? là vấn đề trong bài viết bây giờ của chúng mình. Theo dõi bài viết để tham khảo nhé. Kể từ phiên bản USB đầu tiên được ra mắt vào năm 1994 thì giao thức USB đã trải qua 4 phiên bản nâng cấp lớn, đến thời điểm hiện tại USB4 đang là tiêu chuẩn kết nối mới nhất và dần xuất hiện trên các thiết bị laptop, máy tính bảng,… mới ra mắt trong thời gian gần đây. Để tìm hiểu xem USB4 là gì? USB4 có những cải tiến gì và công dụng của USB4 như thế nào? Mời các bạn cùng mình khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
USB4 là gì?
USB4 – Tên gọi chính thức hay USB 4 – Theo cách gọi của Apple là phiên bản tiếp theo của giao thức kết nối USB 3, được ra mắt lần đầu tiên vào năm 2019. Đây là một chuẩn kết nối thế hệ mới, dựa trên giao thức Thunderbolt cùng nhiều cải tiến lớn so với USB 3.2 nhằm mang lại tốc độ truyền nhanh hơn và khả năng tương thích tốt hơn.
Nhờ việc sử dụng các kênh kép nên việc truyền tải dữ liệu bằng USB4 có thể đạt tốc độ lên đến 40 GB/s. Bên cạnh đó chuẩn kết nối này còn có khả năng tương thích DisplayPort 2.0, tương thích ngược với chuẩn USB 2.0 trở lên và một số cổng USB4 còn có thể hoạt động với Thunderbolt 3 nữa đấy.
Ưu điểm của USB4
- Tốc độ truyền nhanh hơn đáng kể
USB4 với tốc độ truyền tối đa là 40 Gbps nhanh hơn gấp đôi so với phiên bản USB 3.2 có tốc độ truyền tối đa là 20 Gbps và nhanh hơn gấp 8 lần so với phiên bản USB 3.0 – Khá phổ biến trên các laptop với tốc độ truyền tối đa là 5 Gbps.
Mình đánh giá rằng tốc độ của USB4 thực sự là rất tốt và tối ưu hơn so với các thế hệ trước rất nhiều, với tốc độ này việc truyền dữ liệu của bạn sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, giúp công việc của bạn được hoàn thành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều đấy.
- Khả năng tương thích cao hơn
USB4 sẽ có khả năng tương thích ngược với các chuẩn USB từ phiên bản 2.0 trở lên, điều này đồng nghĩa với việc nếu bạn sở hữu các thiết bị ngoại vi sử dụng chuẩn USB 2.0 trở lên thì bạn vẫn có thể kết nối và truyền dữ liệu từ cổng USB4. Tuy nhiên tốc độ truyền dữ liệu vẫn sẽ phụ thuộc vào phiên bản của thiết bị ngoại vi bạn kết nối chứ không phải của cổng USB4 đâu nhé.
Bên cạnh đó USB4 có thể được thêm tùy chọn tương thích với Thunderbolt 3 nhờ vào việc Intel chia sẻ thông số kỹ thuật giao thức Thunderbolt cho USB Promoter Group. Theo mình đây sẽ là một tin vui với những bạn muốn kết nối eGPU (card đồ họa bên ngoài) để chơi game trên máy tính.
- Khả năng chia sẻ băng thông giữa tín hiệu video và truyền dữ liệu tối ưu
Một điểm nổi bật của USB4 là giao thức đường hầm với khả năng tự động điều chỉnh lượng tài nguyên có sẵn khi bạn truyền dữ liệu và tín hiệu video trong cùng một kết nối. Nếu như trước đây trên các phiên bản cũ dữ liệu và video được chia thành hai làn riêng biệt thì giờ đây làn kép trên USB4 sẽ cho phép bạn gửi video và dữ liệu cùng nhau bằng cách chia sẻ tài nguyên.
Ví dụ như khi bạn kết nối một thiết bị lưu trữ ngoài và màn hình qua cổng USB trên một máy tính thì với các phiên bản USB trước đây băng thông sẽ được chia đều giữa màn hình và thiết bị lưu trữ ngay cả khi bạn không dùng hết băng thông màn hình, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ truyền dữ liệu. Còn với USB4 băng thông không sử dụng không thể được phân bổ để truyền dữ liệu và ngược lại giúp mang đến hiệu quả sử dụng tối ưu hơn.
- Hỗ trợ USB Power Delivery
Khi hiện này đã có khá nhiều thiết bị sở hữu cổng USB Type-C hỗ trợ tiêu chuẩn USB Power Delivery (USB PD) thì với những thiết bị và máy tính được trang bị USB4 đều buộc phải hỗ trợ chuẩn sạc Power Delivery, giúp tự động điều chỉnh dòng ra phù hợp với công suất sạc máy, cho phép công suất cao hơn và quản lý điện năng tốt hơn.
Một số thông tin liên quan đến USB4
- Tại sao tên gọi chính thức là USB4 chứ không phải là USB 4?
Không giống như các phiên bản USB khác, tên gọi chính thức của phiên bản USB mới nhất sẽ không có dấu cách trước số phiên bản, thay vì USB4 thì tên chính thức sẽ là USB4. Theo ông Brad Saunders, Giám đốc điều hành của USB Promoter Group việc loại bỏ khoảng trống nhằm hướng người dùng tập trung vào thương hiệu USB nhiều hơn.
Ông cũng cho biết thêm rằng trong tương lại sẽ không có các biến thể USB4.1, 4.2 mà thay vào đó là tên USB cộng với tốc độ biểu thị, ví dụ như USB4 100 Gbps.
- USB4 sẽ có mấy loại tốc độ?
USB4 sẽ có hai loại tốc độ là USB 20 Gbps và USB 40 Gbps. Hai loại tốc độ này sẽ được phân biệt bởi số hiệu đi kèm trên logo.
- Những sản phẩm nào đang được trang bị USB4?
Tuy đã được ra mắt khá lâu và sở hữu nhiều ưu điểm nhưng hiện nay các thiết bị sở hữu giao thức USB4 vẫn còn khá hạn chế, tính tới thời điểm hiện tại mình chỉ tổng hợp được một số sản phẩm sau:
Tổng kết USB4 là gì?
Trên đây là một số thông tin mà mình tìm hiểu được về USB4 muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã có được một cái nhìn tổng quát về giao thức truyền dữ liệu tiên tiến này cũng như sẽ khai thác tối ưu những tiềm năng khi sở hữu những thiết bị có USB4. Rất cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết của mình.