Chia sẻ UWB là gì? Dùng để làm gì? Nguyên lý hoạt động như nào? là ý tưởng trong bài viết bây giờ của tôi. Theo dõi nội dung để tham khảo nhé. Gần đây, công nghệ UWB được tích hợp trên các thiết bị của Apple và Samsung liên tục được các ông lớn “lăng xê”. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về UWB và ứng dụng của nó trong các sản phẩm điện thoại di động đời mới.
1. Công nghệ UWB (Ultra-Wideband) là gì? Dùng để làm gì?
UWB (Ultra-Wideband) là một giao thức truyền thông không dây, tầm ngắn, có chức năng sử dụng sóng vô tuyến, tương tự như kết nối Bluetooth và Wi-Fi. Hiểu một cách đơn giản, UWB cho phép nâng cao khả năng định hướng, nhận thức không gian và giúp các thiết bị di động cải thiện khả năng định vị vị trí, hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh.
Cụ thể, đối với Apple, công nghệ này sẽ giúp cải thiện AirDrop nhờ định hướng khi giao tiếp. So với việc có nhiều thiết bị bật AirDrop xung quanh và bạn phải lựa chọn thiết bị đích, bạn có thể gửi dữ liệu cho iPhone khác qua AirDrop mà không cần thao tác chọn, chỉ cần hướng iPhone của mình vào thiết bị iPhone nhận.
2. Công nghệ UWB hoạt động như thế nào?
Điểm cải tiến của UWB là sử dụng dải băng thông cao (trên 500 MHz), truyền dữ liệu qua tần số rộng hơn với mức năng lượng thấp và phát huy tốt nhất trong khoảng cách ngắn.
Mặc dù không thể thay thế cho Bluetooth hay Wi-Fi, nhưng trong một phạm vi nhất định, chúng có thể phát huy khả năng truyền dữ liệu tốt hơn 2 giao thức cũ (Ví dụ: Tính năng tìm điện thoại của iPhone, tìm xe trong bãi giữ xe,…)
3. Ứng dụng của công nghệ UWB
3.1 Công nghệ UWB trên iPhone
iPhone 11 là dòng sản phẩm tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ UWB của Apple. Công nghệ này được ứng dụng đầu tiên trên iPhone 11, iPhone 11 Pro và cả iPhone 11 Pro Max. Sau đó, UWB tiếp tục được ứng dụng trên dòng diện thoại iPhone 12 vừa ra mắt vào cuối năm 2020. Cùng với sự ra mắt của các dòng iPhone này, Apple đã giới thiệu chip U1, chỉ được sử dụng cho giao tiếp UWB.
Ưu tiên đầu tiên khi ứng dụng công nghệ này là cải thiện khả năng nhận biết và chia sẻ tốt hơn qua AirDrop, mang đến trải nghiệm mới mẻ và giúp iPhone giao tiếp trong môi trường vật lý. Mặc dù chưa thật sự giải thích cho người dùng ý nghĩa của chip U1 trong các thiết bị của mình, Apple đã phát triển công nghệ này cùng với sản phẩm Apple AirTag để hỗ trợ định vị đồ vật, cho phép người dùng tìm chìa khóa, balo,… hay bất kỳ vật dụng nào được gắn chip.
3.2 Công nghệ UWB trên điện thoại Samsung
Được Samsung cho là một trong những công nghệ truyền thông không dây thay đổi cuộc chơi. Hàng loạt các dòng điện thoại mới ra mắt của Samsung cũng được tích hợp công nghệ UWB.
Vào tháng 8/2020, Samsung đã làm nên lịch sử khi phát hành Galaxy Note 20 Ultra, điện thoại Android đầu tiên có công nghệ UWB. Kế tiếp đó là Galaxy Z Fold2, cũng được trang bị UWB.
Công nghệ này giúp cải thiện độ chính xác đáng kinh ngạc trong tính năng Chia sẻ lân cận, cho phép người dùng kết nối và ngay lập tức truyền dữ liệu cho thiết bị khác quanh mình. UWB cũng đã nâng cao tính năng SmartThings Find của Samsung bằng cách cho phép Galaxy Note 20 Ultra và Galaxy Z Fold2 tạo ra màn hình thực tế tăng cường (AR) hiển thị cho bạn hướng chính xác, khoảng cách và vị trí của các thiết bị Galaxy khác của bạn.
Ngoài ra vào đầu tháng 1/2021, Samsung cũng trình làng bộ 3 điện thoại Galaxy S21 5G, Galaxy S21+ 5G, Galaxy S21 Ultra 5G có tích hợp UWB và giúp tìm đồ vật thông minh nhờ sự hỗ trợ của SmartTag và SmartTag Plus.
Trong tương lai, Samsung cũng hứa hẹn sẽ áp dụng công nghệ UWB vào phím bấm và cho ra mắt giải pháp Digital Key giúp thao tác, điều kiển nhanh và mở khóa nhờ điện thoại thông minh.
UWB là một công nghệ đầy triển vọng và hứa hẹn sẽ thay đổi tương lai. Trên đây là bài viết giải thích về công nghệ UWB, cách thức hoạt động và ứng dụng của nó trong các thiết bị Apple, Samsung. Bạn nghĩ gì về công nghệ này, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!