Review VRM là gì? Tầm quan trọng của VRM đối với Mainboard trên máy tính là chủ đề trong bài viết bây giờ của tôi. Theo dõi nội dung để tham khảo nhé. Đôi khi bạn cần mua một chiếc card đồ họa cho chiếc máy tính của mình để phù hợp với nhu cầu giải trí hay là làm đồ họa chuyên nghiệp của mình. Tìm hiểu trên các diễn đàn công nghệ thì sẽ bắt gặp thuật ngữ như VRM trên card đồ hoạ. Vậy VRM là gì và chức năng của nó như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về VRM nhé!
1. VRM là gì?
VRM (Voltage Regulation Modulator) hay còn được gọi là bộ chuyển đổi điện áp. Nhiệm vụ của VRM là chuyển đổi điện áp của bộ nguồn cung cấp cho GPU và CPU. Từ đó 2 bộ phận này nhận được điện năng thích hợp và tiết kiệm nhất để hoạt động.
VRM có thể được đặt tên như là: 6+1 phase, 8+1 phase, 12 phase,… và nếu VRM càng nhiều thì phase càng ổn định tuỳ vào thiết kế của từng thiết bị.
Module VRM bao gồm: MOSFET (1 loại bóng bán dẫn đặc biệt), PWM (chip điều khiển điện áp), tụ điện và cuộn cảm.
2. Cấu tạo của VRM là gì?
Về cơ bản, mạch VRM là một loại thiết bị có thể giảm chính xác mức điện áp mong muốn. Cấu tạo của mạch bao gồm 4 phần chính:
– IC điều khiển (PWM).
– MOSFET (1 loại bóng bán dẫn đặc biệt).
– Cuộn cảm.
– Tụ điện.
Các loại mainboard hiện đại bây giờ kết hợp các thành phần trên lại tạo thành một cụm, có thể gọi là 1 pha. Với thiết kế bằng nhôm giúp các tụ VRM bền hơn. Số lượng tụ điện và cuộn cảm cũng không bố trí theo bất cứ quy luật nào.
Mạch VRM được cấu tạo nhiều pha cho nên nó sẽ cung cấp điện áp ổn định và lượng nhiệt toả ra được giảm đi đáng kể.
3. VRM hoạt động như thế nào
Bộ nguồn cung cấp điện hiện đại ngày nay thường cung cấp dòng điện 12V cho card đồ hoạ rời và bo mạch chủ. Thực tế thì hai bộ phận này không thể sử dụng trực tiếp dòng diện đó. Vì thì người ta sử dụng VRM để chuyển đổi mức điện năng từ 12V về 1.1V hoặc thấp hơn thế để CPU và GPU hoạt động tốt nhất.
Việc VRM hoạt động không chính xác thì sẽ gây ảnh hưởng cho CPU và GPU, có thể gây hư hỏng cho cả 2 bộ phận này. Cho nên cấu tạo linh kiện của VRM cũng phải được lựa chọn cho kỹ càng và hợp lý. VRM cũng phải hoạt động một cách chuẩn xác nhất.
4. Tại sao cần làm mát VRM
Trên những bo mạch chủ cao cấp thường được bố trí nhiều bộ phận tản nhiệt kéo dài đến gần đế của CPU. Bộ phận này dùng để làm mát cho các MOSFET.
MOSFET khi làm việc thì các tổn thất về điện sẽ chuyển hoá thành nhiệt, lượng nhiệt này toả ra lớn (có thể dao động từ 80°C đến 100°C) sẽ gây ảnh hưởng đến các linh kiện nằm gần nó. Khi nhiệt độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc, tuổi thọ của các thiết bị xung quanh.
Bài viết trên đây là các thông tin về VRM. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết sau!