Liệt kê Web đen là gì và những trang web ngầm khác hoạt động ra sao? là chủ đề trong nội dung bây giờ của chúng mình. Theo dõi nội dung để biết nhé. Nhóm phiến quân ISIS và nhóm tin tặc vừa tấn công trang web ngoại tình Ashley Madison đang sử dụng dark web. Nhưng mà “web đen” là gì mới được? Tạm hiểu là mạng lưới website ngầm chỉ có thể truy cập bằng công cụ đặc biệt rồi cùng tìm hiểu tiếp nào.
Sức hấp dẫn của một mạng lưới như vậy là vô cùng rõ ràng: Người dùng có thể ẩn danh khi “dạo chơi” trong web đen, đồng nghĩa với việc họ sẽ thoải mái trao đổi thông tin nhạy cảm, thực hiện các giao dịch trái phép mà không màng đến sự tồn tại của các cơ quan pháp luật.
Để đặt nó trong các điều khoản cơ bản nhất, bạn có thể hình dung internet tồn tại trong một vài lớp khác nhau. Thứ quen thuộc nhất chính là “web nổi” (surface web), bao gồm các nội dung mà những công cụ tìm kiếm như Google quét được và cung cấp cho bạn. Nói cách khác, web nổi là bất kỳ thành phần nào trên internet mà bạn tìm thấy trên Google Search, chẳng hạn như các website bạn vẫn truy cập hàng ngày, như thegioididong.com chẳng hạn…
Tiếp đến là “web chìm” hay “mạng ngầm” (deep web). Theo giải thích của hãng tình báo BrightWeb, các trang thuộc web chìm không thể tìm thấy thông qua công cụ tìm kiếm một cách đơn giản. Có thể lúc nào đó bạn cũng đang trong môi trường mạng ngầm mà không hay biết, như chia sẻ tài liệu trực tuyến với đồng nghiệp là một ví dụ. Đó là dữ liệu mà bạn phải tìm bên trong một website, ngay cả khi web chìm thường được cho là “web đen” (dark web) nhưng thực chất nó không có gì bất hợp pháp cả.
Cuối cùng là web đen. Các website thuộc web đen sử dụng phần mềm ẩn danh để bảo đảm khách ghé thăm không thể bị truy dấu vết. Tor là phần mềm nổi tiếng nhất. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, khi bạn Google cụm từ địa chỉ IP, bạn sẽ thấy con số trả về cho thiết bị và vị trí tương ứng của nó. Tuy nhiên, khi dùng công cụ như Tor, máy tính sẽ đi theo lộ trình ngẫu nhiên và “nhảy nhót” xung quanh một loạt các kết nối được mã hóa mà cuối cùng giúp che dấu vị trí và danh tính của bạn.
Đó là một cách đơn giản để suy nghĩ về nó, nhưng bạn có thể thấy lý do tại sao tin tặc, tội phạm mạng đều bị thu hút bởi cộng đồng trên web đen. Cộng đồng như vậy cho phép họ chia sẻ thông tin và thực hiện giao dịch kinh doanh mà không sợ bị “sờ gáy”. Cho nên, khi hacker quyết định tung danh tính của người dùng website ngoại tình Ashley Madison, họ đã làm điều đó trên web đen, về lý thuyết khiến các cơ quan thực thi pháp luật khó truy dấu vết hơn.
Đối với lý do tương tự, những người ủng hộ nhóm phiến quân Hồi giáo ISIS cũng liên lạc và thậm chí còn gây quỹ thông qua web đen. Một thị trường chợ đen khét tiếng được gọi là “Con đường tơ lụa” (Silk Road), hoạt động theo cách tương tự, cho phép mọi người mua bán súng, thuốc phiện, phim khiêu dâm trẻ em, nhưng hiện tại đã bị đóng cửa. Web đen còn là địa chỉ mà hacker trao đổi dữ liệu từ vụ tấn công Sony Pictures Entertainment năm 2014, tung ra vô số thông tin không thể bị phát hiện nếu chúng không công khai công trình của mình.
Trong khi các cơ quan thực thi pháp luật đã cố gắng truy quét không ngừng nghỉ, nhưng mà thực tế lại khá phũ phàng, cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy các khu chợ bất hợp pháp trên web đen vẫn tồn tại và kiếm ra hàng triệu USD mỗi năm. Và dĩ nhiên, chúng vẫn luôn tồn tại!