Tập hợp Xe đạp thể thao là gì? Các dòng xe đạp thể thao? Nên mua xe đạp ở đâu? là vấn đề trong nội dung bây giờ của chúng tôi. Theo dõi bài viết để tham khảo nhé. Bên cạnh các hoạt động thể dục, thể thao thông thường, đạp xe cũng là một bộ môn được nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe. Bạn đang có ý định chọn mua một chiếc xe đạp thể thao phù hợp với nhu cầu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy dùng điện thoại hoặc máy tính của bạn để tìm hiểu chi tiết về cấu tạo, phân loại và mức giá của một số loại xe đạp thể thao phổ biến qua bài viết dưới đây nhé!
1. Xe đạp thể thao là gì?
Xe đạp thể thao là loại xe đạp chuyên dụng dùng cho các hoạt động thể dục, thể thao hằng ngày và trong các giải đua xe chuyên nghiệp. Ngày nay, xe đạp thể thao không chỉ thu hút các vận động viên mà còn là sự lựa chọn của nhiều người dùng ở các độ tuổi khác nhau nhờ sự đa dạng trong kết cấu và thiết kế.
Một số loại xe đạp đua phổ biến gồm:
– Xe đạp đường trường
– Xe đạp tính giờ
– Cyclo-cross (còn gọi là xe đạp xích lô)
– Xe đạp địa hình
– Xe đạp lòng chảo
– Xe BMX
Ngoài ra, còn có các môn xe đạp thể thao không có hình thức đua gồm: Xe đạp nghệ thuật, polo xe đạp, BMX tự do và trial.
2. Cấu tạo của xe đạp thể thao là gì?
Thông thường, xe đạp thể thao được làm từ những chất liệu bền chắc như thép, hợp kim nhôm, titanium, carbon,… Tùy vào mục đích sử dụng mà những loại xe này cũng sẽ có nhiều kiểu dáng khác nhau để người dùng lựa chọn.
Hầu hết các loại xe đạp thể thao đều cấu tạo từ những bộ phận chính gồm: Bộ khung suờn xe, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, bộ đề, hệ thống lái, hệ thống phanh và yên xe.
– Bộ khung sườn xe
Bộ khung sườn xe được làm từ những vật liệu cứng, có khả năng chịu lực cao như thép, titanium, nhôm,… Khung xe đóng vai trò như xương sống của xe đạp vì nó giúp liên kết các bộ phận còn lại của xe thành một khối thống nhất.
Bộ khung sườn xe gồm: Khung sườn (frame), phuộc (fork) và cốt yên (seat post).
Phuộc xe
– Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực được xem như trung tâm vận hành của toàn bộ xe, giúp xe có thể chuyển động nhịp nhàng và trơn tru.
Hệ thống truyền lực gồm:
+ Bàn đạp (pedal)
+ Đùi trục giữa
+ Đĩa xe
+ Xích xe
+ Líp
+ Bộ đề trước, sau
Trong đó, líp là thành phần quan trọng nhất của hệ thống truyền lực, được cấu tạo từ 2 bộ phận là vành và cốt.
Khi đạp xe, lực tác động vào bàn đạp truyền đến đĩa xe làm dây xích chuyển động, sau đó truyền động đến líp. Khi líp nhận được truyền động sẽ làm cho bánh sau của xe quay theo. Nhờ cấu tạo đặc biệt của vành và cốt, líp xe là khớp chỉ quay theo một chiều, từ đó bánh xe đạp chỉ quay theo chiều thuận của líp. Cũng nhờ cấu tạo này nên người đi xe không cần phải đạp bàn đạp liên tục mà bánh xe vẫn có thể chuyển động về phía trước theo quán tính.
– Hệ thống chuyển động
Hệ thống chuyển động gồm 2 bánh xe trước và sau. Bánh xe và hệ thống truyền lực phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp xe tiến về phía trước.
Bánh xe đạp thể thao được cấu tạo từ các bộ phận chính:
+ Trục: Được làm bằng thép, bánh xe quay trên trục thông qua ổ bi.
+ Moay-ơ: Thường làm bằng thép, được liên kết với vành bánh xe bằng nan hoa.
+ Nan hoa: Được làm bằng thép, gồm các thanh nhỏ đan vào nhau giúp căng đều vành xe.
+ Vành bánh xe: Làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép, có đường kính thông thường là 650mm.
+ Săm, lốp: Được làm từ cao su tổng hợp, bề mặt lốp thường có nhiều gai và hoa văn giúp tăng độ bám cho xe, tránh trơn trượt trong quá trình sử dụng.
– Bộ đề
Ở một số xe đạp địa hình, xe thường có trang bị thêm bộ đề trước, sau để điều chỉnh đĩa và líp. Khi đó, hệ thống truyền lực sẽ được điều chỉnh thích hợp với nhiều dạng địa hình khác nhau, giúp cho việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn.
Bộ đề xe đạp gồm: Củ đề trước sau, tay gạt đề và dây cáp.
– Hệ thống lái
Hệ thống lái giúp người đi xe dễ dàng điều khiển xe theo ý muốn của mình. Khi tác động vào tay lái, một lực sẽ được truyền đến cổ phuốc và càng trước bánh xe. Càng trước sẽ điều khiển bánh trước đi theo hướng mong muốn. Do đó, hướng di chuyển của xe sẽ phụ thuộc vào hướng di chuyển của bánh trước.
Hệ thống lái gồm: Tay lái (ghi đông) và cổ phuốc.
– Hệ thống phanh
Hệ thống phanh (còn gọi là thắng) cho phép người đi xe điều chỉnh tốc độ phù hợp hoặc cho dừng xe khi cần, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển.
Hệ thống phanh gồm: Tay phanh, dây phanh và cụm má phanh.
Ngoài ra, dựa vào đặc điểm cấu tạo, ta có thể chia phanh xe đạp thành 2 loại chính là phanh đĩa và phanh niềng.
Loại phanh
|
Phanh đĩa
|
Phanh niềng
|
Cấu tạo
|
Gồm một đĩa kim loại hoặc “rotor” được gắn vào trung tâm bánh xe và được kích hoạt bằng dây phanh hoặc bằng thủy lực. Đĩa phanh có thể xoay với bánh xe cố định trên cục. Dây phanh sẽ được gắn vào khung hoặc đĩa cùng với tấm lót, cơ chế phanh là gây ép các trục quay của bánh xe để phanh.
|
Còn được gọi là phanh cơ, thường được kích hoạt bởi một đòn bẩy gắn ở vị trí tay lái. Hoạt động của phanh dựa trên cơ chế ma sát tác dụng lên vành bánh xe khi quay làm giảm tốc độ của bánh xe.
|
Ưu điểm
|
Dễ thay thế, không gây bào vành xe và thích hợp với đa số các loại xe.
|
Nhỏ gọn, giá thành rẻ.
|
Nhược điểm
|
Dễ hư hỏng do tích tụ nhiệt cao có thể làm sôi nước trong thủy lực.
|
Dễ khiến vành xe bị mòn do tác động của lực ma sát khi phanh.
|
– Yên xe
Yên xe là khu vực để người đi xe ngồi trong suốt trình điều khiển, yên xe thoải mái sẽ mang lại cảm giác dễ chịu và trải nghiệm tốt hơn khi sử dụng xe.
Yên xe gồm các bộ phận chính như sau:
+ Vỏ yên xe: Thường được làm bằng chất liệu tổng hợp như da để đảm bảo độ êm cho người sử dụng.
+ Phần yên cứng: Bộ phận cấu tạo nên hình dáng của yên xe, thường có phần mũi được thiết kế gọn và bo tròn lại.
+ Khung dưới yên xe: Phần kết nối giữa yên xe và các phần còn lại của xe. Hầu hết các loại yên xe đều có bộ phận này được cấu tạo từ 2 đường song song. Ngoài ra, ở một số loại xe, bộ phận này cũng có 1, 3 hoặc 4 đường.
+ Bộ phận siết chặt: Nối yên xe với bộ phận điều chỉnh độ cao của yên, giúp đảm bảo cho yên được giữ chắc chắn và cố định trên xe.
+ Bộ phận điều chỉnh độ cao: Cho phép người dùng điều chỉnh độ cao yên xe để có tư thế thích hợp khi đạp xe, giúp hấp thụ hoặc làm yếu đi sự rung và sốc truyền lên bởi khung xe trong quá trình đạp xe, giúp người lái có cảm giác thoải mái.
3. Nguyên lý hoạt động của xe đạp thể thao là gì?
Sự chuyển động, đổi hướng và dừng lại của xe đạp thể thao dựa trên 3 nguyên lý chính:
– Nguyên lý chuyển động
Lực từ chân người đạp > Bàn đạp > Đùi xe > Trục giữa > Đĩa > Xích > Líp > Bánh xe sau > Xe chuyển động.
– Nguyên lý đổi hướng chuyển động
Tay người đi xe > Tay lái (ghi đông) > Cổ phuốc > Càng trước > Bánh xe trước > Hướng chuyển động của xe.
– Nguyên lý dừng xe
Người đi xe cần dùng phanh để tạo lực ma sát với bánh xe > Dừng xe.
4. Các ưu, nhược điểm của xe đạp thể thao
Nhìn chung, xe đạp thể thao có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
– Bề mặt lốp xe được thiết kế đặc biệt để tăng ma sát với mặt đường, nhờ đó xe có thể chạy tốt trên nhiều loại địa hình khác nhau.
– Lốp xe dày, độ bền cao, chịu được tải trọng lớn và hạn chế các sự cố như xịt lốp, bể bánh,…
– Khung xe được làm từ nhiều chất liệu cao cấp, chắc chắn và bền bỉ để chịu được tải trọng lớn cũng như các tác động khách quan khác.
– Ghi đông thẳng giúp người điều khiển ngồi thẳng lưng, giảm mệt mỏi và tạo cảm giác thoải mái trong những chuyến đi dài.
– Líp xe đạp có nhiều tầng, mỗi tầng có 1 công dụng khác nhau: Tầng 1 (nhỏ nhất), 2, 3 đạp nhẹ, di chuyển chậm để chạy các địa hình dốc cao; tầng 3, 4, 5 phù hợp để chạy đường phẳng; tầng 6, 7 (lớn nhất) đạp chậm, giúp rút ngắn quãng đường.
|
– Một số loại xe đạp thể thao có bánh to, khối lượng nặng khiến chạy chậm và tốn sức.
– Xe đạp thể thao thường không được trang bị kính chắn bùn, do đó người lái dễ bị bùn nước bắn lên người khi đi mưa.
|
5. Các loại xe đạp thể thao phổ biến hiện nay
Loại xe
|
Thiết kế, cấu tạo
|
Ưu, nhược điểm
|
Đối tượng sử dụng phù hợp
|
Mức giá
|
Xe đạp đua
|
Lốp nhỏ; khung xe ngang hẹp, trơn, căng; yên xe được thiết kế để người sử dụng khi lái có thể chúi người về phía trước.
|
Ưu điểm: Trọng lượng nhẹ, tốc độ nhanh khi di chuyển trên đường phẳng.
Nhược điểm: Bánh bám đường kém, dễ trơn trượt, không có bộ phận chắn bùn, lốp và vỏ xe mỏng, dễ rách, xì.
|
Phù hợp với mọi độ tuổi, giới tính, thích hợp để đi trên đường phẳng.
|
Từ 3 – 200 triệu đồng (phụ thuộc vào chất liệu và công nghệ sử dụng)
|
Xe đạp địa hình
|
Lốp to, được trang bị bộ phận giảm xóc ở bánh trước hoặc cả 2 bánh.
|
Ưu điểm: Bánh xe to, độ ma sát với mặt đường lớn nên phù hợp với những địa hình hiểm trở; lốp xe dày hạn chế xịt lốp; ghi đông thẳng giúp người ngồi thoải mái, thẳng lưng.
Nhược điểm: Trọng lượng xe lớn dễ gây mất sức khi đi trên đường phẳng, không có viền chắn bùn.
|
Dành cho những bạn trẻ thích chinh phục. Phù hợp để khi đi trên những đoạn đường gồ ghề, đồi núi dốc, lởm chởm.
|
Từ 1 – 30 triệu đồng
|
Xe đạp thành phố
|
Khung thanh mảnh, lốp êm, được trang bị giảm xóc trước.
|
Ưu điểm: Nhẹ, bền, dễ điều khiển; có thể đi qua những địa hình gồ ghề khá tốt; dễ ngoặt xe; ghi đông thẳng tạo cảm giác thoải mái khi ngồi; có viền chắn bùn.
Nhược điểm: Không thực sự phù hợp để leo núi và chinh phục những địa hình khó khăn
|
Phù hợp với mọi độ tuổi, giới tính. Dùng để di chuyển trong nội đô, thành thị.
|
Từ 1 triệu đồng trở lên
|
Xe đạp biểu diễn
|
Có các bộ phận giống xe đạp thông thường nhưng kích thước khá nhỏ gọn. Đầu xe và phanh được thiết kế đặc biệt cho các màn nhào lộn, thực hiện những pha biểu diễn mạo hiểm.
|
Ưu điểm: Nhẹ, nhỏ gọn, đơn giản, giá thành hợp lý.
Nhược điểm: Thường chỉ phục vụ cho mục đích biểu diễn.
|
Phù hợp với các bạn trẻ ưa thể thao cảm giác mạnh.
|
Từ 1 – 20 triệu đồng
|
Xe đạp gấp
|
Được thiết kế theo cơ chế thông minh và đơn giản, xe đạp gấp có tính năng sử dụng linh hoạt, gọn nhẹ, có thể xếp lại để tiết kiệm không gian.
|
Ưu điểm: Nhỏ gọn, tiện lợi, dễ di chuyển, tiết kiệm không gian.
Nhược điểm: Giá thành khá cao, một số xe hơi khó gấp.
|
Phù hợp với các bạn trẻ và người thích đi du lịch đường dài, có thể dễ dàng gấp xe đạp vào túi du lịch và mang theo.
|
Từ 1 – 20 triệu đồng
|
Xe đạp không thắng
|
Cấu tạo tối giản các chi tiết, không có phanh, đề, chắn bùn, gabaga hay chân chống.
|
Ưu điểm: Gọn nhẹ, có thể thay ghi đông để phù hợp với nhiều phong cách lái; màu sắc bắt mắt và thời trang.
Nhược điểm: Gây khó khăn cho những người mới bắt đầu do cơ chế phanh bằng cách đạp ngược.
|
Phù hợp cho những bạn trẻ thích khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ.
|
Từ 500 nghìn – 10 triệu đồng
|
6. Có nên sử dụng xe đạp thể thao hay không?
Nhìn chung, xe đạp thể thao là một phương tiện thú vị có thể được sử dụng cho nhiều mục đích như đi lại, tập thể dục hằng ngày hay sử dụng trong những chuyến phiêu lưu, khám phá hấp dẫn.
Hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều loại xe đạp thể thao đa dạng và phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau. Nếu bạn là người thích những điều mới và đang tìm một phương pháp hiệu quả để rèn luyện sức khỏe, xe đạp thể thao có thể là một lựa chọn phù hợp với bạn đấy!
Đối tượng sử dụng
|
Mục đích sử dụng
|
Lý do nên mua
|
Người muốn giảm cân, rèn luyện sức khỏe
|
Giảm cân, duy trì vóc dáng, rèn luyện thể lực
|
Một giờ đi xe đạp có thể đốt cháy 300 calo, tiêu hao các chất béo dự trữ, góp phần giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
Đạp xe giúp tăng thể lực, giúp cơ bắp rắn chắc, ngăn ngừa lão hóa, suy thoái ở các nhóm cơ.
|
Người bị cao huyết áp và có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
|
Bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa ung thư và các bệnh tim mạch
|
Tỉ lệ mắc ung thư và các bệnh tim ở những người thường xuyên đạp xe thấp hơn.
Những người bị cao huyết áp chỉ cần 20-30 phút xe đạp mỗi ngày có thể ngăn chặn được bệnh cao huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và các dạng tai biến khác.
|
Người thường xuyên căng thẳng, mất ngủ
|
Giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ
|
Đạp xe giúp độ lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn, tạo cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái. Ngoài ra, cơ thể cũng tiết ra endorphin có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng.
Đạp xe sử dụng năng lượng của cơ thể, tăng cường trao đổi chất giúp cải thiện giấc ngủ.
|
Người yêu thích khám phá và gặp gỡ nhiều bạn bè
|
Mở rộng mối quan hệ, kết giao bạn bè
|
Có cơ hội gặp gỡ những người có cùng đam mê, sở thích, dễ dàng giao lưu, chia sẻ, từ đó bạn sẽ có thêm cảm hứng, động lực để đạp xe hoặc chơi thể thao hơn.
|
7. Các phụ kiện đồ chơi dành cho xe đạp thể thao
Ngày nay, để phục vụ nhu cầu cải tiến và chăm sóc xe của người dùng, nhiều sản phẩm phụ kiện xe đạp thể thao đang được bày bán ở các cửa hàng trên toàn quốc.
Một số đồ chơi xe đạp thể thao phổ biến như: Quần áo phản quang, gương chiếu hậu, khóa xe, bộ dụng cụ sửa xe đa năng, bơm xe, nón xe đạp, bình nước và giá để bình nước, ba lô – túi xách – giỏ xe, đèn, thanh chắn bùn, giá điện thoại, túi cọc yên,…
Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về xe đạp thể thao cũng như có cho mình những lựa chọn phù hợp khi bắt đầu bộ môn này. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!