Chia sẻ xe đạp trẻ em là gì? Chọn loại xe đạp trẻ em phù hợp

Nhận định Xe đạp trẻ em là gì? Các loại xe đạp cho trẻ em? Mấy tuổi thì nên đi? là vấn đề trong nội dung bây giờ của chúng tôi. Theo dõi bài viết để đọc thêm nhé. Khi con đến một độ tuổi nhất định, thay vì cho con một chiếc điện thoại hay máy tính hay mua một bộ mô hình mới để giúp bé khuây khỏa nỗi buồn thì các bậc cha mẹ có thể lựa chọn cho bé một chiếc xe đạp để bé vui chơi và nâng cao sức khỏe. Vậy xe đạp trẻ em là gì? Các loại xe đạp cho trẻ em? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích trước khi mua xe đạp cho bé nhé!

1. Xe đạp trẻ em là gì?

Xe đạp trẻ em là loại xe có kích thước nhỏ, nhẹ, thiết kế đơn giản, nhiều màu sắc bắt mắt dành riêng cho trẻ em. Chúng có cách thức hoạt động như các loại xe đạp bình thường khác nhưng được cải tiến và được trang bị thêm các phụ kiện khác như bánh phụ, chuông mini,.. phù hợp với mọi lứa tuổi.

2. Cấu tạo của xe đạp trẻ em là gì?

– Khung xe

Bộ khung sườn xe thường được làm từ những vật liệu cứng, có trọng lực nhẹ, độ bền và độ cứng cao như thép không gỉ, hợp kim thép, hợp kim nhôm và hợp kim magiê. Đặc biệt, đối với dòng xe đạp trẻ em có đường kính bánh xe nhỏ hơn 16 inch thì hầu hết hệ thống giảm xóc còn được tích hợp trong khung.

Bộ khung sườn xe gồm: Khung sườn (frame), phuộc (fork) và cốt yên (seat post).

Khung xe đạp trẻ em

– Hệ thống truyền lực

Hệ thống truyền lực được xem như trung tâm vận hành của toàn bộ xe, giúp xe có thể chuyển động nhịp nhàng và trơn tru.

Hệ thống truyền lực gồm:

+ Bàn đạp (pedal)

Bàn đạp

+ Đĩa nối với bàn đạp

Đĩa xe

+ Dây xích

Dây xích

+ Líp

Líp xe đạp trẻ em

– Hệ thống chuyển động

Hệ thống chuyển động gồm 2 bánh xe trước và sau. Bánh xe và hệ thống truyền lực phối hợp nhịp nhàng với nhau giúp xe tiến về phía trước.

Bánh xe là bộ phận không thể thiếu của xe đạp trẻ em

Bánh xe đạp trẻ em được cấu tạo từ các bộ phận chính:

+ Vành xe: Được làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép, chịu mài mòn, lực bám đường tốt và thường có 3 loại kích cỡ là 12 inch, 16 inch và 20 inch.

+ Trục: Được làm bằng thép, bánh xe quay trên trục thông qua ổ bi.

+ Căm xe: Còn được gọi là tăm hay nan hoa, thường được làm bằng thép, gồm các thanh nhỏ đan vào nhau giúp căng đều vành xe.

+ Vỏ, lốp: Được làm từ chất liệu cao su tổng hợp, bề mặt lốp thường có nhiều gai và hoa văn giúp tăng độ bám cho xe, tránh trơn trượt trong quá trình sử dụng.

Bánh xe

– Hệ thống lái

Hệ thống lái giúp người lái dễ dàng điều khiển xe một cách nhẹ nhàng và dễ dàng theo ý muốn của mình. Khi muốn bẻ tay lái (ghi – đông) sang phải hoặc sang trái, một lực sẽ được truyền đến cổ phuốc và cổ xe. Lúc đó, cổ xe sẽ điều khiển bánh trước đi theo hướng mong muốn. Do đó, hướng di chuyển của xe sẽ phụ thuộc vào tay lái (ghi đông), cổ xe và cổ phuốc.

– Hệ thống phanh

Hệ thống phanh (còn gọi là thắng) cho phép người đi xe điều chỉnh tốc độ phù hợp hoặc cho dừng xe khi cần. Do vậy, hầu hết xe đạp trẻ em sử dụng phanh kẹp ở bánh trước và phanh ôm ở bánh sau.

Hệ thống phanh gồm: Tay phanh, dây phanh và cụm má phanh.

– Yên xe

Yên xe đạp của trẻ thường được làm bằng nệm rộng rãi, thoải mái và chứa những miếng bọt biển ở vỏ ngoài để hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, yên xe có thể

Yên xe gồm các bộ phận chính gồm: Vỏ yên xe, phần yên cứng, khung dưới yên xe, bộ phận siết chặt, bộ phận điều chỉnh độ cao.

– Các bộ phận khác

Ngoài ra, xe đạp trẻ em có các phụ kiện như chuông xe, bánh xe phụ trợ để bé tập chạy, giỏ, bình nước, đèn, chắn bùn…. giúp bé giữ thăng bằng và tự tin khi di chuyển tốt hơn.

3. Các loại xe đạp cho trẻ em

– Xe đạp thăng bằng

Xe đạp thăng bằng là dòng xe được thiết kế phù hợp với trẻ từ 18 tháng tuổi. Nó được cấu tạo từ 1 khung xe và 2 chiếc bánh xe, không có bàn đạp. Khi bé sử dụng, bé sẽ ngồi trên yên và sử dụng lực từ bàn chân để chiếc xe di chuyển từ đó giúp bé tập giữ thăng bằng tốt hơn.

– Xe đạp ba bánh

Khác với xe đạp trẻ em thông thường, xe đạp ba bánh thường thấp hơn các loại xe khác. Từ đó giúp bé giữ được thăng bằng, an toàn khi đạp xe nhưng chúng di chuyển không được linh hoạt và khó khăn hơn xe đạp bình thường.

– Xe đạp có bánh hỗ trợ

Đối với các bé đang tập đạp xe, bố mẹ thường lắp thêm 2 bánh nhỏ hỗ trợ để bé dễ dàng luyện tập hơn, rồi sau đó khi bé đã vững thì tháo ra như một chiếc xe đạp bình thường. Tuy nhiên nó cũng khiến bé phụ thuộc vào đó như một chiếc nạng và khó khăn hơn trong việc tự thăng bằng.

– Xe đạp thể thao

Xe đạp thể thao của trẻ em có thiết kế giống xe đạp thể thao dành cho người lớn, nhưng chúng có kích cỡ nhỏ hơn để phù hợp chiều cao của trẻ.

4. Cách chọn xe phù hợp với từng độ tuổi của bé

Hầu hết các loại xe đạp trẻ em thường thiết kế dựa vào đường kích của bánh xe sao cho phù hợp với từng độ tuổi của bé và chúng được tính theo đơn vị Inch. Inch là đơn vị kích thước Anh, mỗi inch là 2,54cm, do vậy, đường kính của bánh xe đạp 12 inch là 30 cm và đường kính của bánh xe đạp 20 inch là 50 cm.

– Xe đạp cho trẻ em từ 2-4 tuổi

Đây là dòng xe có kích thước bánh nhỏ nhất (12 inch) có chiều cao từ 80-100cm, khung xe có thể được làm từ những loại chất liệu có trọng lượng nhẹ nhất để bé dễ dàng di chuyển. Đặc biệt những chiếc xe này thường tích hợp thêm bánh xe hỗ trợ và bộ phận phanh để bé làm quen ở thời gian đầu.

Xe đạp có bánh xe 12 inch

– Xe đạp cho trẻ em từ 2-5 tuổi

Với độ tuổi này, các bé thường sử dụng dòng xe có kích thước bánh 14 inch với lốp xe to hơn dòng 12 inch một chút. Điều này mang lại sự cân bằng tốt hơn, lái xe êm ái hơn và giúp bé có thể tăng tốc độ khi tập luyện.

Xe đạp trẻ em có đường kính bánh xe 14 inch

– Xe đạp cho trẻ em từ 4-6 tuổi

Khi bé lớn hơn một chút, ba mẹ có thể cân nhắc đến việc chọn mua cho bé những dòng xe có kích thước bánh xe từ 16 – 18 inch. Các dòng sản phẩm này thường được làm từ chất liệu thép, nhôm hoặc hợp kim không gỉ và bố mẹ có thể trang bị thêm bánh xe tập và phanh sau và hãy đảm bảo rằng chúng có ‘tầm ngắn” phù hợp với những người tay nhỏ.

Xe đạp có bánh xe 16 inch

– Xe đạp cho trẻ em từ 7-9 tuổi

Đây là dòng xe có kích thước bánh xe 20 inch và là dòng xe có kích thước phổ biến nhất ở độ tuổi này.

Xe đạp có bánh xe 20 inch

5. Cách chọn xe phù hợp với chiều cao của trẻ

Ngoài cách chọn xe dựa theo độ tuổi, ba mẹ có thể chọn xe dựa trên độ cao của trẻ như trong bảng dưới đây:

Độ tuổi Chiều cao trung bình Kích thước bánh xe
2 – 4 tuổi 98 – 112 cm 12 inch
4 – 8 tuổi 105 – 125 cm 14 inch
5 – 8 tuổi 117 – 129cm 16 inch
6 – 10 tuổi 125 – 136cm 18 inch
8 – 13 tuổi 130 – 141cm 20 inch

Lưu ý:

– Chiều cao của yên xe phù hợp sao cho đảm bảo khi bé ngồi trên yên xe và để cả 2 chân dưới mặt đất thoải mái.

– Tay lái vừa tầm với của trẻ, đảm bảo trẻ có thể điều khiển xe đạp linh hoạt.

– Bàn đạp vừa tầm với khoảng cách thoải mái chân khi ngồi trên yên xe và đạp.

6. Lợi ích mang lại khi trẻ em đi xe đạp là gì?

Xe đạp trẻ em là công cụ đắc lực cho sự phát triển của trẻ và mỗi bậc cha mẹ nên sắm ngay 1 chiếc xe đạp trẻ em phù hợp cho con em mình bởi những lợi ích sau đây:

– Đạp xe giúp tăng cường sức khỏe, thể chất, tuần hoàn máu, hô hấp hiệu quả, phát triển thể lực như nhiều cao, cơ bắp, tăng sức đề kháng cho trẻ với các yếu tố tự nhiên từ môi trường ngoài.

– Đạp xe giúp trẻ em vui vẻ, giúp bé thoát khỏi mạng xã hội và tham gia vào thế giới thực nhiều hơn.

– Đạp xe giúp tăng khả năng tập trung giúp con thư giãn đầu óc, giải phóng năng lượng và áp dụng những gì đã được học vào cuộc sống, vào môi trường thực tế.

– Đạp xe giúp gia đình có thời gian vui vẻ bên nhau.

7. Các phụ kiện đồ chơi dành cho trẻ em đi xe đạp

– Mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm xe đạp là phụ kiện quan trọng nhất không chỉ với người lớn mà còn với trẻ nhỏ. Ba mẹ nên chọn các loại mũ bảo hiểm liền thể trên dưới, đai thắt không thấm mồ hôi, dễ tháo rời để vệ sinh và phía cằm có một miếng đỡ để tăng sự thoải mái.

– Găng tay

Bạn nên chọn cho bé những đôi găng tay bao kín ngón tay hoặc một nửa ngón tay và có một miếng bọt biển trong lòng bàn tay để tránh lòng bàn tay khỏi chà xát khi ngã xe.

– Giày

Bố mẹ nên chọn cho trẻ những đôi giày được làm bằng đế cao su “Marathon” bởi chúng tạo độ bám trên bàn đạp và giữ chân tốt. Chúng có thể được làm bằng khóa dán thay vì dây buộc để giữ an toàn khi đạp xe và điều quan trọng nhất là chúng có kích thước vừa vặn với đôi chân của trẻ.

– Các tấm lót khuỷu tay, đầu gối

Miếng lót khuỷu tay, đầu gối là thiết bị bảo vệ an toàn cho trẻ mà ba mẹ nên trang bị để đề phòng trường hợp bị ngã xe dẫn đến xây xát, thương tích.

– Kính

Ba mẹ có thể trang bị thêm cho bé một cặp kính vừa thời trang lại có thể chắn gió va cát vào mắt bé.

Hi vọng qua bài viết trên, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức về xe đạp trẻ em cũng như có cho mình những lựa chọn phù hợp để trang bị cho bé những sản phẩm tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã đọc bài và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!