Tổng hợp Backdoor là gì? Cách ngăn chặn backdoor hiệu quả nhất là ý tưởng trong bài viết hôm nay của chúng mình. Theo dõi nội dung để hiểu thêm nhé. Hiện nay, có rất nhiều người dùng thường xuyên sử dụng máy tính nhưng không biết khái niệm rõ về backdoor hoặc những thông tin liên quan đến chúng. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp thêm đến bạn thông tin về backdoor là gì? Cách ngăn chặn backdoor hiệu quả nhất, cùng theo dõi nhé!
I. Backdoor là gì?
Backdoor hay còn được gọi là ‘Crypto Backdoor’, đây là một phần mềm có thể xâm nhập và truy cập vào hệ thống mà không cần thông qua tuyến đường đã bảo mật.
Sau khi người dùng đã cài đặt được Backdoor thì cổng dịch vụ sẽ tự động mở ra và người dùng có thể thực thi lệnh trên hệ thống, tạo Backdoor để kết nối từ xa tới phần mềm và thực hiện các mục đích mong muốn của bạn một cách vô cùng dễ dàng.
II. Backdoor hoạt động như thế nào?
Backdoor thường được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nơi có sự hiện diện của phần mềm và có nhiệm vụ chính thường được sử dụng là đánh cắp dữ liệu, thông tin của người dùng sử dụng phần mềm (lưu trữ và gửi các thông tin này lên server), hủy hoại website,… hoặc mở backdoor trên hệ thống máy tính của bạn
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất là backdoor chính là việc trao đổi dữ liệu giữa người dùng phần mềm và server.
III. Backdoor dùng để làm gì? Có nguy hiểm không?
Backdoor thường được dùng để kết nối từ xa tới phần mềm và thực hiện các mệnh lệnh trên hệ thống và cập nhật phần mềm độc hại.
Backdoor không nguy hiểm vì đây chưa hẳn là một phần mềm độc hại mà còn là một tính năng hữu ích, ví dụ như khi bạn đang sử dụng một phần mềm duyệt virus nào đó thì vài ngày sau bạn không nâng cấp version thì hệ thống sẽ xuất hiện thông báo lỗi. Vì vậy bạn có thể đặt câu hỏi tại sao hệ thống đó lại biết phần mèm của bạn đang dùng cần phải nâng cấp?
Bởi vì Backdoor sẽ lấy toàn bộ thông tin hiện tại của phần mềm và gửi lên trang chủ sever, sau đó tự động so sáng và kiểm tra xem version có bị lỗi thời hay không, lúc này nếu như có thì hệ thống sẽ tự động thông báo đến bạn.
Không chỉ dừng lại ở đó, Backdoor còn được dùng để kiểm tra và xử lý bản quyền. Lúc này, bạn sẽ có thể lập trình một chức năng tự động kiểm tra xem bạn có đăng ký mua bản quyền hay không. Tuy nhiên, nếu muốn kiểm tra thì bắt buộc bạn phải gửi yêu cầu lên hệ thống sever.
Khi những doanh nghiệp làm website, họ sẽ tích hợp Backdoor vào mục đích quản lý mã nguồn tương ứng với mỗi khách hàng và họ sẽ thiết lập cấu hình chỉ sử dụng cho đúng đối tượng đó mà thôi. Đồng thời, nếu như tài nguyên của bạn bị dùng cho một tên miền khác thì ngay lập tức Backdoor sẽ gửi thông báo lên sever hoặc một vài thao tác nào đó để thông tin đến bạn.
Backdoor có nguy hiểm vì đây là một chương trình gián điệp theo dõi bạn đúng với nghĩa đen của nó. Bởi Backdoor sẽ đánh cắp thông tin của người dùng sử dụng phần mềm và gửi lên hệ thống sever. Với hình thức này, đồng nghĩa với tất cả thông tin của người dùng sẽ bị lấy cắp.
Hiện nay, có một số cá nhân có ý đồ xấu khi tạo ra một bộ source web và cài Backdoor vào sau để chia sẻ với một cộng đồng dùng mạng xã hội. Giả sử lúc này nếu có 100 người sử dụng mã nguồn đó thì chắc chắn rằng thông tin của họ sẽ bị lấy cắp hoàn toàn.
Đồng thời, hiểu theo một cách khác nữa thì Backdoor được xem là một “gián điệp” cực kỳ tinh vi khi sử dụng con át chủ bài đã có thể xâm nhập vào thiết bị. Ví dụ như nó được đính kèm trong một đường link hoặc “ẩn mình” trong một email, các file tải xuống khác. Và để có thể bảo vệ website thì Backdoor sẽ phải tự sao chép và lây sang khác hệ thống liên quan khác mà không cần sử dụng lệnh bổ sung hoặc bất cứ yêu cầu thực thi nào từ những người đã tạo ra chúng.
IV. Phương pháp ngăn chặn backdoor hiệu quả
1. Thay đổi mật khẩu mặc định của bạn
Thay đổi mật khẩu mặc định của bạn là một phương pháp khá phổ biến và đang được rất nhiều người sử dụng, việc thay đổi mật khẩu đồng thời kích hoạt yếu tố xác thực thông qua nhiều hình thức và sử dụng mật khẩu khác nhau cho từng ứng dụng và phần mềm là rất hiệu quả đấy nhé.
2. Giám sát hoạt động mạng thường xuyên
Là một người tinh tế và kỹ tính thì chắc hẳn bạn sẽ không thể nào bỏ qua giai đoạn giám sát hoạt động mạng thường xuyên khi sử dụng những ứng dụng, phần mềm. Đồng thời bạn có thể kết hợp với việc sử dụng tường lửa để có thể theo dõi hoạt động từ những ứng dụng, phần mềm đã cài đặt nhé.
3. Tải phần mềm, ứng dụng từ những trang web uy tín
Tải phần mềm, ứng dụng từ những trang web uy tín rất quan trọng đấy nhé, nếu như bạn sử dụng hệ điều hành Android và Chrombook thì nên tải ứng dụng từ cửa hàng của Google Play và nếu bạn sử dụng hệ điều hành iOS và Mac thì nên sử dụng App Store của Apple.
4. Sử dụng công cụ bảo mật chất lượng
Sử dụng công cụ bảo mật chất lượng là một hình thức cũng rất cần thiết bạn cần thực hiện, việc sử dụng công cụ bảo mật chất lượng giúp đảm bảo an toàn hơn cho người dùng.
5. Sử dụng các phần mềm diệt virus
Bạn có thể sử dụng các phần mềm diệt virus uy tín và có độ tin cậy như: Mcafee Total Security, Kaspersky Internet Security, Norton Internet Security,… đồng thời sau khi cài đặt, bạn hãy update chúng thường xuyên nhé.
Trên đây là tổng quan về Backdoor là gì? Cách ngăn chặn backdoor hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức giúp ích cho các bạn!