Tìm hiểu Bảo mật khuôn mặt 3D là gì? Ưu, nhược điểm? Có trên điện thoại nào? là vấn đề trong nội dung bây giờ của tôi. Theo dõi nội dung để đọc thêm nhé. Ngoài cảm biến vân tay thì bảo mật khuôn mặt 3D là một trong những tính năng trên điện thoại được rất nhiều người dùng yêu thích. Vậy bạn đã thật sự hiểu về bảo mật khuôn mặt 3D là gì hay chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu chi tiết khái niệm này cũng như cách ưu, nhược điểm và các dòng điện thoại sở hữu tính năng này trong bài viết bên dưới đây nhé!
1. Bảo mật khuôn mặt 3D trên điện thoại là gì?
Bảo mật khuôn mặt 3D là công nghệ nhận dạng sinh trắc học dựa vào các đặc điểm trên khuôn mặt của người dùng điện thoại. Từ đó có thể mở khóa được nhiều chức năng khác nhau trên điện thoại.
Công nghệ này xuất hiện lần đầu trên iPhone X và được gọi là FaceID. Sau đó, các hãng điện thoại khác như Samsung, Xiaomi, Huawei, OPPO, Vivo cũng có công nghệ tương tự và áp dụng trên các sản phẩm của mình.
2. Nguyên lý hoạt động của bảo mật khuôn mặt 3D là gì?
Bảo mật khuôn mặt 3D vận hành được nhờ sự hỗ trợ từ camera trước của điện thoại cùng các cảm biến khác ở cùng dải với camera trước.
Khi mới mua điện thoại hoặc khi mới bắt đầu thiết lập bảo mật khuôn mặt 3D, thiết bị sẽ sử dụng một loại đèn pha hồng ngoại để quét toàn bộ khuôn mặt của người dùng. Chúng hoạt động bất kể điều kiện ánh sáng xung quanh như thế nào vì đèn hồng ngoại nằm ngoài quang phổ mà chúng ta nhìn thấy được. Sau đó, phối hợp cùng máy chiếu laser hồng ngoại siêu nhỏ lấy mẫu 30.000 điểm thứ cấp được chiếu ra ngoài, phản xạ lại ánh sáng đèn pha tạo thành mạng lưới dữ liệu khổng lồ và có độ chính xác cực kỳ cao.
Sau khi đã thiết lập xong, điện thoại sẽ ghi nhận khuôn mặt của bạn. Sau này khi mỗi lần mở khóa điện thoại hay thực hiện tác vụ gì đó cần mở khóa bằng khuôn mặt thì điện thoại sẽ quét từng góc cạnh, đường nét trên khuôn mặt. Từ đó, thiết bị sẽ thu thập thông tin từ các cảm biến để có thể chuyển đổi thông tin từ dạng hình ảnh sang dạng dữ liệu được mã hóa có sẵn trên điện thoại. Nếu dữ liệu trùng khớp với khuôn mặt đã được lưu sẵn thì điện thoại sẽ mở khóa.
3. Ưu, nhược điểm của bảo mật khuôn mặt 3D
Một số ưu và nhược điểm của tính năng bảo mật khuôn mặt 3D trên điện thoại bao gồm:
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
Nhận diện được khuôn mặt ngay cả khi bạn đeo kính, trang điểm hay thay đổi theo tuổi tác
|
Đeo kính râm, khẩu trang thì sẽ không nhận dạng được
|
Có khả năng nhận diện chính xác các đặc điểm khuôn mặt, đặc biệt bảo mật khuôn mặt 3D có thể phân biệt được khuôn mặt sinh đôi
|
Một số dòng điện thoại phải tốn diện tích màn hình để trang bị tính năng này, chẳng hạn như màn hình tai thỏ
|
Tỷ lệ sai số chỉ 1/1.000.000 so với bảo mật vân tay
|
|
Nhanh, nhạy, chỉ cần cầm máy lên để quét khuôn mặt để mở khóa
|
4. Bảo mật khuôn mặt 3D có gì khác với bảo mật khuôn mặt 2D
Bảo mật khuôn mặt 2D được giới thiệu lần đầu trên Android 4.0 Ice Cream Sandwich nhưng nó có 1 nhược điểm chí mạng khiến tính năng này không thể tiếp tục được sử dụng trên các phiên bản Android tiếp theo. Cụ thể, vì mang đặc điểm 2D nên nó chỉ nhận dạng khuôn mặt bằng cách chụp lại ảnh khuôn mặt khi mở khóa và so sánh lại với khuôn mặt đã thiết lập trước đó. Vì vậy kẻ xấu chỉ cần dùng 1 tấm hình có mặt bạn như ảnh chân dung, đặt trước camera điện thoại thì sẽ dễ dàng mở khóa.
Thay vào đó, bảo mật khuôn mặt 3D thì tiên tiến hơn nhiều vì công nghệ này sử dụng camera hồng ngoại để phát hiện những thay đổi chi tiết nhất khi khuôn mặt của bạn thực hiện các chuyển động nhỏ. Đồng thời, bảo mật khuôn mặt 3D có tỉ lệ sai là 1/1,000,000 thấp hơn nhiều so với Touch ID ( 1/50,000 ). Vì vậy, có thể nói bảo mật khuôn mặt 3D khắc phục hoàn toàn nhược điểm của bảo mật khuôn mặt 2D.
5. Bảo mật khuôn mặt 3D có trên điện thoại nào?
Hiện nay, đã có nhiều dòng điện thoại sở hữu tính năng bảo mật khuôn mặt 3D. Một số sản phẩm có thể nhắc đến như:
– Hãng Apple có iPhone 11, iPhone 12 mini, iPhone 12, iPhone 13, iPhone 13 mini, iPhone 13 Pro, iPhone 13 Pro Max,…
– Điện thoại Vivo có Vivo V23 5G, Vivo V23e, Vivo X80, Vivo X80 Pro…
Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm được những thông tin bổ ích. Cảm ơn các bạn đã đọc và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo!