Nhận định Cloud gaming là gì? Ưu, nhược và top dịch vụ cloud gaming nên thử là ý tưởng trong nội dung bây giờ của tôi. Theo dõi nội dung để hiểu nhé. Cloud gaming là một dịch vụ cực kỳ tiện lợi cho những ai muốn chiến những tựa game khủng một cách mượt mà nhưng không cần phải bỏ ra một số tiền quá lớn. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về công cụ tiện ích Cloud gaming nhé!
Cloud gaming là gì
1. Định nghĩa
Cloud gaming hay còn được biết đến với cái tên dịch vụ đám mây cho phép người chơi có thể chơi bất kỳ tựa game nào mình muốn trên mọi thiết bị như điện thoại, máy tính, console mà không cần không cần tải về, miễn là game đó phải dc hỗ trợ từ dịch vụ để chơi trên nền tảng khác.
Điều người chơi cần quan tâm khi sử dụng Cloud gaming đó là đường truyền mạng Internet phải mượt mà, có tốc độ tải càng nhanh càng tốt để tránh xảy ra hiện tượng giật lag hay ngắt kết nối trong quá trình chơi game.
Cloud gaming kết nối đa nền tảng
2. Cloud gaming hoạt động thế nào
Để cho dễ hiểu thì bạn cứ coi Cloud gaming như một hình thức live stream kết nối với một máy ảo đang chạy mượt mà tựa game mà bạn muốn chơi. Điều đặc biệt là người chơi thông qua thiết bị của mình có thể điều chơi game thông qua máy ảo đó. Nói một cách khác Cloud gaming là công cụ để đồng bộ hóa nền tảng thiết bị của bạn với nền tảng của tựa game mà bạn muốn chơi.
Ưu điểm và hạn chế của cloud gaming
1. Ưu điểm
Cloud gaming giúp cho những máy thuộc phân khúc trung bình có cấu hình thấp có thể chơi mượt tựa một tựa game AAA (vốn yêu cầu một máy thuộc phân khúc cao cấp trở lên) mà không cần phải quan tâm đến cấu hình, card đồ họa hay bất kỳ các thông số kỹ thuật nào khác. Bên cạnh đó bạn có thể chơi những tựa game PC trên điện thoại hoặc những tựa game Windows trên các thiết bị sử dụng MacOS.
Hỗ trợ game nhiều nền tảng
Người dùng Cloud gaming có thể chơi tựa game mà họ yêu thích mà không cần phải tải tựa game đó về thiết bị của mình. Chỉ cần gõ tên tựa game bạn muốn chơi vào mục tìm kiếm và chọn play là có thể chơi game bất cứ khi nào bạn muốn, không còn cảnh ngồi đợi game tải về thiết bị mỏi mòn nữa.
2. Hạn chế
Những tựa game trên Cloud gaming thực tế là đang chạy trên một máy chủ và được phát tín hiệu dưới dạng hình ảnh về thiết bị của bạn nên việc xuất hiện giật lag là không thể tránh khỏi. Điều này đòi hỏi người chơi phải đầu tư một đường truyền Internet cực mạnh (khoảng 50mbps trở lên) thì mới có thể chiến game với cấu hình cao nhất trên Cloud gaming một cách mượt mà.
Chơi game trong tình trạng giật lag sẽ rất ức chế
Bên cạnh đó, việc xuất hiện độ trễ (dù là rất nhỏ) cũng sẽ ảnh hưởng đến việc trải nghiệm game của bạn, đặc biệt là những tựa game thể thao điện tử khi sự thành bại của cả trận đấu được tính bằng mili giây. Một vấn đề khác là Cloud gaming chưa hỗ trợ cho người dùng Việt nên nếu muốn sử dụng Cloud gaming thì bạn phải fake GPS (thêm một nguyên nhân làm tăng độ trễ của đường truyền).
Một số dịch vụ cloud gaming nổi tiếng
1. Shadow
Người dùng có thể chơi game với độ phân giải tối đa lên đến 4K mà không cảm nhận được độ giật lag trong game, chỉ cần wifi của bạn tốc độ truyền tối thiểu là 5mbps là quá đủ để chiến game mượt mà (đương nhiên là với độ phân giải phù hợp) . Khi máy tính của bạn cập nhật thì Shadow cũng sẽ tự động cập nhật theo để tương thích với máy tính của bạn.
Shadow
Cho phép người chơi lưu trữ game với dung lượng cực cao: lúc mới sử dụng đã là 256GB và sau này người chơi có thể mua để mở rộng thêm với dung lượng cao nhất lên đến 2TB. Bên cạnh đó, Shadow còn cho phép người dùng chia sẻ tài khoản của mình với bao nhiêu bạn bè tùy thích, không giới hạn số lượng.
2. GeForce Now
Cho phép người dùng chơi mượt tựa game mà họ muốn với độ phân giải full 4K cùng với tốc độ cực cao 60fps. Đỉnh cao hơn, nền tảng này cho phép người dùng chơi game trong 4 giờ liên tục mà không hề có một chút giật lag nào trong suốt quá trình chơi.
GeForce Now
Hỗ trợ trên rất nhiều nền tảng máy khác nhau (trừ các nền tảng dành cho điện thoại), kể cả nền tảng kén cá chọn canh như MacOS cũng có thể chơi game của nền tảng khác một cách mượt mà. Người dùng chỉ bỏ ra $8 mỗi tháng là có thể chiến hơn 400 tựa game khác nhau (liên tục mở rộng số lượng sau mỗi tháng).
3. Vortex
Công ty cung cấp: Vortex
Thiết bị: Điện thoại / Máy tính
Website: Vortex
Mức giá (tính theo tháng):
-
- $9.99 (gói thường)
-
- $19.99 (gói Pro)
-
- $29.99 (gói ULTRA)
Vortex có thủ tục đăng ký rất đơn giản, chỉ cần vài cái click chuột là bạn có thể tạo cho mình một tài khoản, có thể mua những gói dịch vụ để chiến game. Cho phép người dùng có thể chiến game PC trên thiết bị điện thoại của mình mà không cần quan tâm đến các thông số kỹ thuật.
Vortex
Bên cạnh đó, Vortex còn giúp cho máy tính từ cấu hình trung bình trở xuống có thể chơi mượt những tựa game bom tấn mà người dùng không cần phải bỏ thêm bất kỳ chi phí nào. Với 50 giờ chơi mỗi tháng cho gói thường thì đây là một cái giá quá rẻ so với những nền tảng khác.
4. Project Xcloud
Project Xcloud có thủ tục đăng ký đơn giản nhất, chỉ cần cung cấp một địa chỉ email là đủ, chính vì thế mà Project Xcloud có mạng lưới người dùng rộng lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là ở Bắc Mỹ, Châu Á và Châu Âu. Công cụ này còn được hỗ trợ trên 4 hệ máy console của Xbox One S để nhắm đến nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Project Xcloud
Có thể chiến mượt mà mọi tựa game dù nặng đến đâu với một yêu cầu tốc độ truyền Internet không quá cao. Hiện tại Project Xcloud đang trong quá trình hoàn thiện nên hứa hẹn còn đem đến cho người dùng nhiều tiện ích thú vị khác trong tương lai.
5. Playstation Now
Playstation Now cho phép khách hàng sử dụng những dịch vụ của mình hoàn toàn miễn phí trong 7 ngày, giúp người dùng có thể trải nghiệm trước khi quyết định có nên tiếp tục trả tiền để mua những dịch vụ đó hay không. Chỉ cần một máy tính sở hữu một card đồ họa Core i3 trở lên với 2GB RAM (những thông số dưới trung bình) là có thể chiến game mượt mà.
Playstation Now
Không yêu cầu Internet phải có tốc độ truyền quá cao (chỉ cần 5mbps là đủ). Ngoài việc hỗ trợ người dùng chơi game ở chế độ full 4K như những cloud gaming khác thì Playstation Now còn cho phép người dùng trải nghiệm game dưới nền đồ họa chỉ 720p.
6. Google Stadia
Google Stadia sử dụng công cụ Chromecast giúp hỗ trợ người dùng chơi game với đồ họa full 4K mà không có bất kỳ hiện tượng giật lag nào. Nếu bạn đã không sử dụng Google Stadia một khoảng thời gian dài nhưng hôm nay quyết định quay trở lại thì mọi tựa game bạn đã từng lưu trước đó vẫn không bị mất đi.
Google Stadia
Nếu không tính đến việc truyền âm thanh đôi khi chậm hơn so với ảnh (dù không đáng kể) thì dịch vụ đám mây này không còn một hiện tượng xuất hiện độ trễ nào khác.
7. Amazon Luna
Amazon Luna hiện tại chỉ mới có bản thử nghiệm chứ chưa được bán chính thức nhưng những phản hồi tích cực từ những người trải nghiệm bản thử nghiệm là một dấu hiệu tích cực cho nền tảng này. Amazon Luna hỗ trợ đồ họa lên đến full 4K cho bất kỳ tựa game nào.
Amazon Luna
Nhà phát hành đã có những hứa hẹn hấp dẫn nhằm thu hút người chơi như trong tài khoản khi kích hoạt sẽ có sẵn 100 tựa game khác nhau. Nếu bạn muốn trải nghiệm Amazon Luna sớm thì có thể tải bản beta với giá $6 mỗi tháng, phiên bản này đã cho phép tải nhiều tựa game nổi tiếng trong đó có những game AAA.
8. LiquidSky
LiquidSky có phí dịch vụ là $9.99 mỗi tháng để đổi lấy 25 giờ chơi cùng dung lượng lưu trữ game khổng lồ và đi kèm với những dịch vụ bảo trì, nâng cấp xịn sò mà không phải trả thêm bất kỳ một khoảng phí phát sinh nào (một cái giá quá rẻ). LiquidSky còn hỗ trợ người dùng khi họ chỉ cần sở hữu card đồ họa Intel 4000 Graphics là có thể chơi game với độ phân giải tối đa 4K.
LiquidSky
Với những siêu máy chủ đặc tạo Châu Âu và Trung Quốc, nhà phát hành của LiquidSky đã tự tin rằng thông báo rằng công cụ đám mây của họ có thể phủ sóng trên toàn thế giới với chất lượng dịch vụ ở mức tối ưu. LiquidSky còn hỗ trợ các bộ điều khiển như micrô USB, webcam, tai nghe / tai nghe, ổ cứng ngoài và bất kỳ thiết bị hỗ trợ USB 2.0 nào khác.
9. Steam Link
Steam Link hiện chỉ có bản beta trên các thiết bị sử dụng hệ điều hành Android nhưng các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS 11 trở lên vẫn có thể tải về và trải nghiệm. Hiện tại phiên bản thử nghiệm này đang miễn phí cho người dùng (đương nhiên chỉ mở khóa vài dịch vụ cơ bản).
Steam Link
Để có thể chơi game liên tục thông qua Steam Link người dùng cần phải có Bluetooth Low Energy cho bộ điều khiển của người dùng Steam để có thể chơi game với đồ họa tối đa 4K với độ trễ cực thấp.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về Cloud gaming là gì? Ưu, nhược và top dịch vụ cloud gaming nên thử qua. Chúc bạn chơi game vui vẻ!