Tìm hiểu File MIDI là gì? Bản chất, cơ chế hoạt động của MIDI trong phòng thu là chủ đề trong bài viết hôm nay của chúng mình. Theo dõi bài viết để hiểu nhé. Trong quá trình sử dụng công nghệ, chúng ta bắt gặp rất nhiều các định dạng file khác nhau mà ta không thể nhớ được hết. Nếu không hiểu rõ về chúng, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sử dụng. Cùng tìm hiểu file MIDI là gì? Bản chất, cơ chế hoạt động của MIDI trong phòng thu tại bài viết này nhé!
1. File MIDI là gì?
Định nghĩa
MIDI là cụm từ viết tắt của Musical Instrument Digital Interface được tạo ra vào những năm đầu thập niên 1980. Đây được xem là một phương thức giao tiếp của các thiết bị điện tử với nhau và mục đích chính giúp máy tính hoặc các thiết bị điện tử có thể chơi được nhạc cụ ảo (virtual instrument).
Lợi ích khi sử dụng MIDI
MIDI có thể được coi như một ngôn ngữ và đây là ngôn ngữ chung mà các thiết bị âm nhạc điện tử có thể dùng để giao tiếp với nhau.
Cũng như con người có thể đọc dữ liệu của các file Word (.docx) hay Powerpoint (.ppt) thì đối với với các file MIDI (.mid) chứa những dữ liệu mà các thiết bị âm nhạc có thể đọc và hiểu.
Giao thức
Đàn synthesizer chính là “ngôn ngữ” của MIDI và là phương thức để các thiết bị kỹ thuật số “hiểu ý” nhau. Vì thế chúng ta cần cho chúng “nói” cùng một ngôn ngữ.
Các nhạc cụ điện tử như keyboard, synthesizer và máy vi tính PC là đại diện tiêu biểu cho các thiết bị này.
Phương tiện kết nối
Đối với các thiết bị điện tử âm thanh chúng ta thường thấy chúng được bố trí các ngõ vào/ra để kết nối với nhau.
Theo chuẩn MIDI 1.0 quy định connector (dây cáp có đầu cắm) là 5-pin DIN. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, các thế hệ đàn synthesizer mới nhất đã sử dụng chuẩn USB của PC làm phương tiện kết nối và hạn chế sử dụng các dây cắm.
Dạng tập tin lưu trữ tiêu chuẩn
MIDI ra đời từ lâu và tạo nên sự thay đổi quan trọng cho công nghệ ghi âm với sự xuất hiện của các chuẩn sau:
– Năm 1991, chuẩn General MIDI 1 ra đời.
– Năm 1999, chuẩn General MIDI 2 được công bố, mở rộng bộ tiếng và khả năng chỉnh sửa dữ liệu MIDI.
– Năm 2001, để ứng dụng cho các thiết bị di động như điện thoại, chuẩn General MIDI Lite được khai sinh.
Hoạt động
MIDI không truyền âm thanh mà chỉ truyền các thông tin điện tử về một bản nhạc. Ngoài ra, MIDI vẫn có thế được sử dụng cho các mục đích khác nhưng mục tiêu phát minh MIDI nhằm phục vụ cho âm nhạc.
Chuẩn MIDI bao gồm 3 thành phần:
– Giao thức (protocol).
– Phương tiện kết nối (connector).
– Dạng tập tin lưu trữ tiêu chuẩn (standard MIDI file).
Tín hiệu trao đổi được mã hóa dưới dạng nhị phân bao gồm các con số 0 và 1 và được gọi là message (thông điệp). Một message sẽ chứa các thông tin như là: nốt nhạc nào, âm thanh phát ra sẽ lớn hay nhỏ, sử dụng nhạc cụ gì.
Tóm lại, file MIDI là một bản nhạc, còn các thiết bị như là đàn điện tử hay điện thoại di động chính là các dàn nhạc tấu lại bản nhạc đó.
2. Bản chất của file MIDI
Thiết bị MIDI có thể là bất cứ thiết bị nào. Hỗ trợ, làm việc với MIDI như: Keyboard, MIDI Controller, Synthesizer, Synth Sound Module, phần mềm nhạc cụ ảo, Software Synth, MIDI Interface, Audio Interface có cổng MIDI, Soundcard có cổng MIDI…
Như đã nói trên đây, MIDI là một loại dữ liệu không phải là âm thanh, MIDI không chứa bất kỳ thông tin nào về âm thanh cả.
Nó chỉ là những con số giúp các thiết bị âm nhạc hiểu được một số thông tin dữ liệu.
3. Cơ chế hoạt động của MIDI
MIDI hoạt động dựa trên các sự kiện nốt On/Off
Khi nhấn phím đàn Keyboard thì đó là Note On và khi nhấc tay lên, đó là Note Off.
Các phần mềm xử lý của MIDI như: MIDI Sequencer: Cubase, Logic, Ableton Live… Cũng hoạt động theo nguyên tắc này.
Nó ghi dữ liệu Note On/Off từ thiết bị MIDI bên ngoài theo Time Grid (một trục thời gian). Khung thời gian này luôn tỷ lệ với Tempo (tốc độ bản nhạc).
Nếu bạn thay đổi tempo trên MIDI Sequencer thì tự động độ dài của 1 nốt thu vào cũng thay đổi tương ứng.
Ví dụ:
Khi thu MIDI, bạn đặt tempo là 60 bpm. Sau đó, bạn chơi lại (playback) với tempo là 120 bpm thì độ dài đoạn nhạc bạn vừa thu giảm xuống còn một nửa.
Nối máy tính và Keyboard qua cổng MIDI
Bạn chơi keyboard và sử dụng phần mềm xử lý MIDI (MIDI Sequencer) trên máy tính để thu lại dữ liệu MIDI, MIDI Sequencer sẽ ghi lại toàn bộ các sự kiện Note On/Off kèm theo các dữ liệu về thời gian, tham số điều khiển (controller) như Pitch Bend, Modulation…
Khi bạn bấm Play trên phần mềm MIDI Sequencer, khối dữ liệu MIDI này sẽ truyền ngược về Keyboard nguyên vẹn qua dây cáp MIDI.
Nếu Keyboard có bộ tiếng tích hợp sẵn.nó sẽ đọc các sự kiện Note On/Off kèm theo các tham số điều khiển, dữ liệu thời gian để phát ra âm thanh đúng như bạn vừa chơi.
Sau khi nghe lại bạn thấy mình đánh nốt thì lệch nhịp, nốt phô. Thay vì phải chơi lại hay phải thu lại từ đầu, bạn có thể sửa lại từng nốt nhạc trên máy tính mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về file MIDI và các kết nối của MIDI. Hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống.