Liệt kê Game VR là gì? Thiết bị nào hỗ trợ chơi game VR mượt

Khám phá Game VR là gì? Thiết bị nào hỗ trợ chơi game VR mượt mà là vấn đề trong nội dung bây giờ của chúng mình. Theo dõi bài viết để tham khảo nhé. Những năm gần đây, game VR trở thành một từ khóa hot trong cộng đồng game thủ, và được rất nhiều chuyên gia dự báo rằng sẽ trở thành tương lai của ngành công nghiệp game. Vậy game VR là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Game VR là gì?

I. Sơ lược về game VR là gì?

1. Khái niệm

Game VR hay còn gọi là Trò chơi thực tế ảo, là những video game được chơi với các thiết bị VR. Thiết bị VR thường là kính lập thể với tai nghe và các thiết bị điều khiển cầm tay khác, giúp người chơi có thể cảm nhận được sự mô phỏng hết sức chân thật thông qua công nghệ thực tế ảo VR.

2. Đặc điểm game VR

Đặc điểm nổi bật nhất của game VR là có thể đem lại trải nghiệm “đắm chìm” vào thế giới 3D cực kỳ chân thật cho người chơi. Người chơi sẽ có cảm giác được tách biệt hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài, có sự mới lạ và hứng thú; khác biệt hẳn với những trò chơi truyền thống.

II. Lịch sử hình thành và phát triển thể loại game VR là gì?

Giai đoạn hình thành

Các nghiên cứu về thiết bị phần cứng và phần mềm VR đã bắt đầu xuất hiện từ đầu những năm 1968. Tuy nhiên, giá thành đắt đỏ khiến chúng không thể tiếp cận với số đông người dùng. Đến cuối những năm 1980, Jaron Lanier và Thomas G. Zimmerman, cựu lập trình viên của Atari, Inc., bắt đầu phát triển phần cứng dưới tên VPL Research, đặt ra khái niệm “thực tế ảo” cho các sản phẩm của họ – đây là tiền đề để các trò chơi VR phát triển sau này.

Đến những năm 1990, các trò chơi VR đã bắt đầu nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà sản xuất và công chúng; đặc biệt là sau sức hút của bộ phim Lawnmower Man năm 1992 – bộ phim đã giúp phổ biến khái niệm thiết bị VR. Công ty Reflection Technology, Inc. (RTI) đã cho ra mắt một trò chơi xe tăng đi kèm thiết bị VR có dạng kính trùm đầu người chơi, sau đó bán lại cho Nintendo để tiếp tục phát triển trên game arcade. Tuy nhiên, vì một số lý do, cả Nintendo và SEGA đều thất bại khi sản xuất các game arcade có ứng dụng thiết bị VR.

Cũng trong giai đoạn này, những đổi mới lớn về đồ họa 3D thời gian thực trên máy tính đã góp phần tạo cơ sở cho các tựa game VR 3D chân thật sau này.

Giai đoạn phát triển

Sau một khoảng thời gian dài thử nghiệm với nhiều thất bại, phần cứng VR với giá thành rẻ hơn dành cho người tiêu dùng bắt đầu xuất hiện vào những năm 2010. Oculus Rift được xem là tai nghe VR đầu tiên được phát hành rộng rãi lần đầu tiên vào năm 2016, đi kèm với 9 trò chơi tích hợp sẵn. Sau đó, đến lượt ông lớn Sony Computer Entertainment phát triển hệ thống PlayStation VR cho PlayStation 4, Valve hợp tác với HTC để phát triển HTC Vive; cả hai đều được phát hành vào năm 2016. Nintendo cũng cho ra mắt Labo VR Kit vào năm 2019 cùng một số trò chơi trên Nintendo Switch hỗ trợ chức năng Labo VR, chẳng hạn như Super Mario Odyssey và The Legend of Zelda: Breath of the Wild năm 2017.

Oculus Rift

Tuy nhiên, công nghệ VR vẫn chưa phát triển cho các trò chơi điện tử vào năm 2018 như dự kiến ​​của Oculus Rift. Điều này được cho là do thiếu một trò chơi khiến mọi người “phải” mua phần cứng VR – trong khi nhà sản xuất chỉ xem các trò chơi như là hàng “tặng kèm” theo thiết bị.

Thời kỳ đỉnh cao

Nhiều chuyên gia cho rằng trò chơi VR thực sự đầu tiên là Half-Life: Alyx, được phát triển bởi Valve và phát hành vào tháng 3 năm 2020. Alyx sở hữu một số phương án điều khiển mới để hạn chế các vấn đề gây “chóng mặt”, “mệt mỏi” cho người chơi của các trò chơi VR trước đây. Trong vòng một tuần sau thông báo của Alyx, Valve đã nhận được lượng đơn đặt hàng vượt quá mong đợi, trước cả khi trò chơi phát hành. Các phần cứng VR khác, bao gồm cả Oculus, cũng đã tăng lên chóng mặt nhờ game Alyx. Từ đây, game VR được dự đoán sẽ chính thức bước vào thời kỳ đỉnh cao của mình.

III. Thiết bị hỗ trợ chơi game VR

1. Nền tảng hỗ trợ chơi game VR

Các nền tảng hỗ trợ chơi game VR hiện nay bao gồm: PC, Playstation VR, Xbox VR, Samsung Gear VR, Google Cardboard,…

2. Cấu hình PC khuyên dùng để chơi game VR

Đây là cấu hình PC để có thể chơi được game VRmượt mà với tốc độ khung hình 90 FPS. Mức giá cho cấu hình này dao động khoảng hơn 45 triệu đồng:

Các game sử dụng công nghệ VR đòi hỏi rất nhiều ở phần cứng PC – tốn nhiều chi phí hơn rất nhiều so với các PC “gaming” hiện tại. Các PC gaming thiên về việc lấy GPU làm trọng tâm, trong khi một PC để chơi được VR cần có cấu hình rất cao với đa GPU.

3. Các thiết bị đi kèm

    • Kính thực tế ảo VR (VR headset): gần như là thiết bị đi kèm bắt buộc nếu bạn muốn chơi game VR. Thiết bị này cần được cắm vào nguồn điện bên ngoài dàn PC để có thể hoạt động.
    • Camera và cảm biến riêng: là các yếu tố cần thiết để người dùng có trải nghiệm chân thật nhất với game VR. Camera và cảm biến này được thiết kế riêng phù hợp với từng thiết bị.
    • Cần điều khiển: Tay cầm điều khiển sẽ đi kèm với kính thực thế ảo VR để giúp bạn có thể tương tác với game.

IV. Những lưu ý khi chơi game VR

Thứ nhất, game VR sẽ đi kèm với rất nhiều thiết bị, được kết nối bằng nhiều dây dợ dài để người chơi có thể di chuyển tự do và tương tác với thế giới ảo. Vì thế bạn cần chú ý sắp xếp dây dợ hợp lý để tránh vấp té trong quá trình chơi.

Thứ hai, bạn có thể gặp hiện tượng “say thực tế ảo” – tương tự như say sóng, say xe. Sau một thời gian chơi game, bạn sẽ bị chóng mặt, buồn nôn, toát mồ hôi lạnh, khó thở,…Hiện nay, các game VR đều chưa giải quyết được tình trạng này nên hãy chơi game một cách vừa phải nhé!

Cuối cùng, để có một trải nghiệm chơi game VR thật tốt, bạn nên lựa chọn headset phù hợp với kinh phí và nhu cầu của mình.

V. Game VR – xu thế mới cho thế giới gaming

Các chuyên gia dự báo trong vòng vài năm tới, game VR mới thực sự bước vào thời kỳ đỉnh cao của mình. Hiện nay, game vẫn chưa thực sự tiếp cận được đại đa số người dùng do rào cản về chi phí, công nghệ,… Nhưng các nhà sản xuất đang rất nỗ lực để tối ưu hóa chi phí nhằm tiếp cận với đại đa số người dùng, gia tăng giá trị sản phẩm bằng việc tích hợp các công nghệ hiện đại như AI.

Đặc biệt, sự giãn cách xã hội do đại dịch COVID 19 đã tạo ra rất nhiều thay đổi trong hành vi khách hàng – chi tiêu của cho các video game truyền thống giảm dần, trong khi chi tiêu cho game VR tăng lên nhanh chóng do nhu cầu “trải nghiệm thế giới” của người dùng tăng lên. Số lượng game VR được ra mắt cũng nhiều hơn và phù hợp với đa dạng đối tượng. Đây chính là những bước dự báo đầy lạc quan cho tương lai của ngành công nghiệp game VR.

Trên đây là tổng quan về game VR và tiềm năng phát triển của nó trong tương lai. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn một số kiến thức hữu ích. Hãy chia sẻ nếu thấy thú vị nhé!