Nhận định Ghost máy là gì? Khi nào cần ghost máy, cách phân loại chi tiết là chủ đề trong bài viết bây giờ của chúng mình. Theo dõi bài viết để hiểu nhé. Ghost máy là một thuật ngữ khá phổ biến đối với những người sử dụng công nghệ thông tin. Vậy bạn đã hiểu rõ hơn về ghost máy là gì? Khi nào cần ghost máy và cách phân loại chi tiết chưa? Hãy cùng theo dõi hết bài viết để được giải đáp chi tiết bạn nhé!
Ghost máy là gì
1. Khái niệm
Ghost máy là một quá trình sao chép dữ liệu dựa vào phần mềm, phân vùng lại ổ cứng và ghost được bắt nguồn từ norton. Phần mềm này dùng để sao chép nội dung của ổ cứng máy tính vào một file nén hoặc tập hợp các file được gọi là image sau đó cài đặt lại để máy trở về hiện trạng như lúc sao lưu được gọi là ghost lại máy.
Khái niệm
2. Mục đích
Việc ghost máy thường được người dùng sử dụng với mục đích là sao chép hệ thống này vào một hệ thống khác hoặc có thể cho phép khôi phục nhanh chóng hệ thống ấy. Đồng thời, việc ghost máy thường được sử dụng để thiết lập notebook, máy tính hoặc server một cách nhanh chóng. Bởi chúng có thể di chuyển từ đĩa hoặc máy tính này sang ổ đĩa hoặc máy tính khác (như chuyển từ ổ HDD sang SSD chẳng hạn).
Mục đích
3. Cách thức hoạt động
Cách thức hoạt động chủ yếu của ghost là tạo ra một disk image của một phần mềm trên máy tính (bao gồm các cài đặt và những thông tin hệ thống). Lúc này, image sẽ cho phép người dùng cài đặt nhanh chóng bản sao chép mới, thông thường là được nén để tiết kiệm không gian và tăng tốc quá trình chuyển sang hệ thống chính của máy chủ và đồng thời chúng cũng có thể được mã hóa nhằm bảo mật an toàn. Thêm vào đó, thiết lập cloning (nhân bản) điển hình sẽ có một số image được thay thế trong thư viện máy của bạn.
Ngoài ra, các công cụ ghost máy sẽ có thể tạo ra được hàng trăm bản sao chính xác trên máy tính. Và khi máy chính được build (tạo dựng) thì đĩa cứng của chúng sẽ được tự động tạo image thành một file. Và file này sẽ được sử dụng trên tất cả các máy khác, đồng thời bạn có thể thực hiện được theo quá trình tùy chỉnh trên mỗi máy để mà có thể cài đặt hệ điều hành.
Cách thức hoạt động
Lịch sử hình thành
Quá trình hình thành của việc ghost máy được Murray Haszard – một doanh nhân người New Zealand phát triển. Và từ chuyển hệ thống định hướng phần cứng chung (General Hardware-Oriented System Transfer) được mọi người biết đến vào giữa những năm 1990.
Đồng thời, tập đoàn Symantec Corp cũng đã mua lại công nghệ sao chép ổ đĩa này và tích hợp chúng vào dòng sản phẩm Norton của họ vào năm 1998 mà ngày nay thường được mọi người biết đến với cái tên là Symantec Ghost Solution Suite.
Thêm vào đó, vào thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có ghost mới là sản phẩm có thể tạo ra một image dễ dàng của toàn bộ ổ cứng. Đồng thời, ghost có thể lưu image thành một file trên ổ cứng khác hoặc chuyển image sang một ổ cứng khác, lúc này sẽ biến ổ cứng mới thành một bản sao hoàn toàn chính xác từ thông tin của ổ cứng cũ.
Lịch sử hình thành
Ưu điểm và nhược điểm của ghost máy
1. Ưu điểm
-
- Người dùng có thể lựa chọn nhiều loại ghost khác nhau tùy theo mục đích mà bạn mong muốn sử dụng.
-
- Sử dụng ghost máy để có thể dễ dàng tạo ra image cho hàng trăm hoặc lên đến hàng nghìn server cho người dùng.
-
- Sử dụng ghost giúp tiết kiệm thời gian và thao tác nhanh hơn rất nhiều so với việc cài đặt từng máy riêng lẻ, đặc biệt là việc bạn muốn cài đặt nhiều ứng dụng, đồng thời còn giúp bạn giảm lỗi trong quá trình này nữa.
-
- Nếu như người dùng sử dụng các bản full driver hoặc fullsoft thì sẽ không cần phải tải thêm gì nữa cả mà có thể sử dụng lập tức “ngon lành” luôn nhé.
-
- Người dùng có thể lựa chọn nhiều phiên bản mà Windows đã chia sẻ từ các Pro.
2. Nhược điểm
-
- Thông thường hay bị cá nhân hóa: Những bản ghost được chia sẻ trên trang xã hội đều bị chỉnh sửa và thay đổi theo ý thích của họ.
-
- Không phải bản ghost nào cũng hoàn toàn tương thích với Windows được, bởi có thể trên máy những người khác sẽ chạy ổn áp nhưng trên máy bạn lại chạy rất chậm, thậm chí là có thể chạy không được.
-
- Những người tạo ra bản ghost rất có thể đã tắt hoặc khóa đi những tính năng mà bạn có thể sẽ cần dùng đến và đến khi bạn muốn dùng đến thì lại không sử dụng được, dẫn đến việc bạn lại phải đi tìm bản ghost khác.
-
- Máy của bạn có thể sẽ bị nhiễm virus nếu như bạn sử dụng những bản ghost lạ và không rõ nguồn gốc từ những người chia sẻ không uy tín.
-
- Máy sẽ không thể hoạt động hết 100% hiệu suất vốn có của chúng.
-
- Microsoft sẽ không hỗ trợ người dùng sao chép, nhân bản dựa trên image cho hệ thống Windows đã được cài đặt.
Phân loại ghost
1. Ghost hệ thống
Ghost hệ thống thông thường có chức năng giúp người dùng sao lưu hệ thống nhằm ngăn chặn các file từ hệ thống bị lỗi, bị mất do virus tấn công hoặc những vấn đề lỗi hệ thống phát sinh. Và việc thiếu những file trên hệ thống có thể dẫn tới việc hệ điều hành máy tính của bạn gặp lỗi không khởi động được. Thế nên việc sử dụng ghost hệ thống để lưu trữ trước hệ điều hành sẽ rất giúp ích cho người dùng trong việc hỗ trợ và khôi phục dữ liệu.
Ghost hệ thống
2. Ghost dữ liệu
Ghost dữ liệu thông thường được người dùng sử dụng để lưu trữ những dữ liệu của mình như ứng dụng, các file, cơ sở dữ liệu hoặc những dữ liệu khác vào một vị trí khác để có thể khôi phục dữ liệu đơn giản.
Ghost dữ liệu
Khi nào cần Ghost máy?
Khi nào cần ghost máy? Đây là câu hỏi mà người dùng sẽ đặt ra khi đang phân vân và chưa xác định được phương hướng. Và bạn cần thực hiện việc ghost lại khi mà máy tính của bạn có dấu hiệu bị nhiễm virus nghiêm trọng, khi bạn muốn cài đặt lại Windows, khi bạn không hài lòng với phiên bản hiện tại máy tính của mình hoặc đơn giản là khi máy tính của bạn đang bị đơ, lag, chạy chậm.
Khi nào cần Ghost máy?
Ghost máy có gì khác với cài lại win?
Ghost máy và cài đặt lại win khác nhau ở chỗ là nếu bạn ghost máy thì các phần mềm, cài đặt hoặc những dữ liệu sẽ giống y hệt những gì lúc bạn tạo file ghost trên máy sẽ được khôi phục lại hoàn toàn.
Còn việc cài lại win thì các cài đặt mặc định cũng như các ứng dụng, phần mềm có trong máy cũng sẽ được khôi phục lại.
Đồng thời, nếu bạn sử dụng một bản ghost máy tải về trên trang mạng xã hội thì bản ghost này có thể chứa nhiều cài đặt và cấu hình mang tính tương đối khá cá nhân thuộc về sở hữu của người tạo. Và người dùng phải cài lại win thì mới có thể tự tùy chỉnh cấu hình sao cho phù hợp với mong muốn của mình nhất.
Ghost máy có gì khác với cài lại win?
Lưu ý khi ghost máy
Khi ghost máy các file sẽ chứa toàn bộ thông tin trong ổ cứng mà bạn thực hiện việc ghost máy, vì vậy bạn có thể sử dụng và lấy lại những tập tin dữ liệu cần thiết mà không cần phải khôi phục lại hoàn toàn trạng thái làm việc kể cả khi chưa sao lưu. Đồng thời, ghost có thể khôi phục lại các dữ liệu của bạn thông qua những gợi ý, miêu tả và sẽ “cứu” lại dữ liệu ổ cứng của bạn về trạng thái như lúc đầu.
Bạn chỉ có thể thực hiện file ghost trên máy tính hoặc sử dụng ổ cứng theo định dạng chuẩn là GPT hoặc sử dụng theo cách tạo một USB boot để hỗ trợ. Sau khi máy tính bị lỗi theo nhiều nguyên nhân nào đó thì bạn có thể dùng file ghost đã được tạo ra trước đó để giải nén ra. Lúc này máy tính của bạn sẽ trở lại trạng thái ban đầu.
Thông thường, sẽ có rất nhiều người tự thực hiện việc ghost máy nhằm tiết kiệm thời gian hoặc tiền bạc. Tuy nhiên, đi đôi với đó là bạn có thể sẽ tới những nơi sửa chữa máy tính để khắc phục vì cách bạn thực hiện việc ghost không đúng đắn nhằm dẫn đến nhiều lỗi xảy ra với Windows.
Thêm một trường hợp khác là người dùng thực hiện việc ghost nhưng lại thiếu file drive để để nhầm ghost ở ổ D hoặc ổ E. Chính vì như thế mà để tránh việc đánh mất dữ liệu một cách đáng tiếc thì bạn nên nắm vững những kiến thức cần có trước khi quyết định ghost máy. Nếu vẫn chưa nắm chắc thì nên đưa máy tính đến cửa hàng sửa chữa gần nhất để thực hiện nhằm đảm bảo những dữ liệu của bạn được an toàn và không bị ảnh hưởng gì nhiều nhé.
Lưu ý khi ghost máy
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như vai trò của việc Ghost máy. Đừng quên chia sẻ bài viết bổ ích đến mọi người bạn nhé. Chúc bạn có những trải nghiệm tuyệt vời!