Tổng hợp về Miếng dán PPF là gì? Công dụng ra sao? Có nên dán PPF cho điện thoại? là vấn đề trong nội dung bây giờ của tôi. Theo dõi nội dung để đọc thêm nhé. Để bảo vệ cho điện thoại, nhiều người thường chọn dán các miếng dán bảo vệ màn hình, trong số đó có miếng dán PPF. Vậy miếng dán này là gì và có công dụng ra sao? Có nên sử dụng miếng dán này cho chiếc điện thoại của bạn hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết này để biết thông tin chi tiết nhé!
1. Miếng dán PPF là gì?
PPF (Paint Protection Film) là một loại chất liệu film dùng để bảo vệ lớp sơn, nội thất xe hơi. Nhờ vào độ bền cùng những ưu điểm của nó, miếng dán PPF giờ đây thường được sử dụng để dán bảo vệ các thiết bị như điện thoại, máy tính bảng, laptop,…
Miếng dán PPF được sử dụng để bảo vệ cho các thiết bị
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại miếng dán PPF cho điện thoại, giá dao động khoảng từ 50.000 đồng đến 400.000 đồng tuỳ loại.
2. Cấu tạo của miếng dán PPF
Miếng dán PPF thường có cấu tạo gồm các lớp sau:
– Lớp lót: Giúp bảo vệ miếng dán trong quá trình vận chuyển cũng như là bảo quản.
– Lớp nền: Lớp lá chắn chống xước và phân tán lực va đập, rất linh hoạt nhưng cũng rất bền, có khả năng chịu nhiệt và tia UV.
– Lớp keo: Lớp keo acrylic giúp miếng dán kết dính với bề mặt dán.
– Màng phủ: Là lớp bảo vệ cho lớp keo và sẽ được gỡ bỏ trong quá trình dán.
Cấu tạo của miếng dán PPF
3. Công dụng của miếng dán PPF
Thông thường, nhiều người có sở thích sử dụng ốp lưng. Tuy nhiên, ốp lưng có thể ngăn chặn quá trình tản nhiệt ra môi trường của điện thoại, gây nên hiện tượng điện thoại hay bị nóng khi sử dụng.
Khi sử dụng miếng dán PPF, bạn sẽ có cảm giác như đang sử dụng máy trần nhờ miếng dán mỏng nhưng vẫn đảm bảo chống trầy xước và va đập nhẹ. Không chỉ vậy, một số vết xước nhỏ trên miếng dán cũng có thể tự phục hồi sau 1 thời gian.
Miếng dán PPF giúp điện thoại dễ tản nhiệt, chống trầy xước
4. Miếng dán PPF có gì nổi bật? Ưu – nhược điểm
– Ưu điểm nổi bật
+ Giúp chống xước, va đập hiệu quả: Khi gặp va chạm, va đập, miếng dán PPF sẽ giúp bảo vệ điện thoại của bạn. Thêm vào đó, hiệu quả của miếng dán PPF cao hơn các miếng dán thông thường gấp 10-15 lần, đảm bảo có thể bảo vệ tốt điện thoại của bạn.
+ Độ linh hoạt cao: Sở hữu cấu tạo mỏng và đàn hồi tốt, miếng dán PPF có khả năng gia tăng chịu lực kéo dãn, chịu nhiệt tốt hơn các miếng dán thông thường.
+ Độ trong suốt cao: Miếng dán PPF sở hữu độ trong suốt lên đến 99%, vừa có khả năng bảo vệ vừa làm tăng tính thẩm mỹ.
+ Khả năng tự phục hồi: Một điểm nổi bật của miếng dán PPF là khả năng tự phục hồi. Khi bạn làm nóng miếng dán bằng quẹt hay nước nóng, miếng dán sẽ phục hồi nhanh chóng hơn.
+ Hạn chế bám dính vân tay, bụi bẩn: Sở hữu công nghệ cao, miếng dán có thể đảm bảo cho điện thoại không thấm nước, dính bụi bẩn, gây ố vàng và mất thẩm mỹ.
Miếng dán PPF vừa mang lại tính thẩm mỹ cao, vừa bảo vệ tốt điện thoại
– Nhược điểm
Tuy sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội nhưng nhìn chung, miếng dán PPF vẫn không thể bảo vệ tốt mặt lưng của điện thoại bằng ốp lưng. Thêm vào đó, miếng dán này có giá thành đắt hơn nên không được ưa chuộng bằng ốp lưng.
5. Có nên sử dụng miếng dán PPF cho điện thoại không?
Với những ưu điểm về cả mặt thẩm mỹ lẫn khả năng bảo vệ điện thoại, bạn nên cân nhắc sử dụng miếng dán PPF để bảo vệ điện thoại của mình khỏi va đập, trầy xước.
6. Cách sử dụng miếng dán PPF cho điện thoại
Để thực hiện dán miếng dán PPF cho điện thoại, bạn có thể tham khảo các bước sau:
– Bước 1: Trước tiên, bạn cần vệ sinh thật sạch màn hình.
– Bước 2: Tiếp đến, bạn tiến hành cố định miếng dán và lột cắt bỏ 1 phần nhựa cứng. Để chính xác, bạn ướm vị trí dán từ trên điện thoại, các camera, loa thoại đến phần phía dưới.
– Bước 3: Sau khi ướm thử vị trí, bạn điều chỉnh miếng dán từ trên xuống dưới để khớp với tất cả các vị trí và dùng thẻ gạt từ từ miếng dán vào mặt trước hoặc mặt lưng điện thoại.
– Bước 4: Sau khi dán xong, bạn lau lại một lần nữa để không dính bụi.
– Bước 5: Bạn dùng máy sấy nhiệt hoặc bật lửa để bo góc miếng dán, giúp miếng dán khít với các viền của điện thoại.
– Bước 6: Cuối cùng, bạn cắt tỉa các chi tiết thừa (nếu có) và dùng tay miết các góc miếng dán lại là hoàn tất.
Để dán được miếng dán PPF hoàn chỉnh, bạn cần cẩn thận và không để bụi bẩn bám vào miếng dán
7. Một số lưu ý khi dán PPF cho điện thoại
Trước khi dán miếng dán PPF, bạn nên lau tay thật sạch và làm sạch màn hình/mặt lưng để bụi bẩn bị bám dính vào màn hình. Khi dán, bạn cần gạt đều tay, tránh để lại vết gập gây mất thẩm mỹ.
Thêm vào đó, bạn không nên dùng tay chạm vào phần miếng dán chứa keo mà nên dùng miếng lót của chính tấm PPF để chạm vào mặt chứa keo, tránh để lại dấu vân tay. Một điều bạn cần lưu ý kỹ là khi lột tấm PPF mặt ngoài ra, bạn nên thật cẩn thận để tránh lột cả tấm dán có keo đi cùng.
Khi dán, bạn cần lưu ý giữ miếng dán luôn sạch và tránh chạm tay vào miếng dán quá nhiều
8. Dán PPF cho iPhone có làm điện thoại nóng máy?
Nhìn chung, khi bạn sử dụng bất cứ vật liệu gì để ốp vào máy cũng sẽ làm thiết bị nóng lên. Tuy nhiên, miếng dán PPF có thể hạn chế nhiều nhất việc điện thoại bị nóng lên quá mức so với việc sử dụng ốp lưng điện thoại hay các vật liệu dày khác.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin về cấu tạo và đặc điểm miếng dán PPF. Cảm ơn bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở các bài viết sau.