Tìm hiểu TPM là gì? Tại sao lại cần khi nâng cấp Windows 11?

Review TPM là gì? Tại sao lại cần khi nâng cấp Windows 11? là chủ đề trong bài viết hôm nay của chúng mình. Theo dõi nội dung để biết nhé. Trong môi trường mạng nhiều rủi ro mất cắp dữ liệu hiện nay, các nhà sản xuất máy tính luôn chú trọng nâng cao tính bảo mật cho sản phẩm. Con chip TPM 2.0 chính là nền tảng lựa chọn hàng đầu và là yêu cầu cần có khi nâng cấp hệ điều hành Windows 11. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết về công nghệ này nhé.

1. TPM là gì?

Trusted Platform Module (TPM) được phát minh bởi tập đoàn công nghệ máy tính Trusted Computing Group (TCG) và được tiêu chuẩn hóa bởi Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO – International Organization for Standardization).

Đây là bộ vi xử lý nằm trên bo mạch chủ của máy tính, nó riêng biệt với CPU được thiết kế để bảo mật phần cứng thông qua các khóa mật mã tích hợp, đồng thời giao tiếp với các bộ phận còn lại của máy tính thông qua phần cứng.

TPM được tích hợp sẵn trên laptop hay máy tính để bàn được dùng để nhận dạng thiết bị, xác thực thông tin, bảo vệ mật khẩu nhờ các hàm băm. Thay vì lưu mật khẩu vào ổ cứng như trước, khi có bộ vi xử lý này mật khẩu sẽ được lưu trên đó (kể cả khóa vân tay và khuôn mặt).

2. TPM 2.0 là gì?

TPM 2.0 thực ra cũng được phát triển từ TPM. Phiên bản 1.2 đã được ra đời vào năm 2011 và trong phiên bản mới nhất 2.0 hiện nay, công nghệ mã hóa đã được nâng cấp tân tiến và đem lại những phản ứng tốt nhất.

Bằng cách sử dụng hàm băm RSA và ECC bộ vi xử lý này đã mã hóa thông tin nhằm giúp khách hàng bảo vệ danh tính và dữ liệu một cách an toàn.,

3. Chip bảo mật TPM 2.0 có công dụng gì?

– Hỗ trợ mã hóa ổ đĩa trên máy với công nghệ Bitlocker

Tính năng này sẽ giúp bạn bảo vệ ổ cứng cách tối ưu, dù cho bất kỳ ai muốn truy cập vào cũng đều yêu cầu phải có mật mã.

– Mã hóa mật khẩu

Công nghệ này được cập nhật và cải tiến liên tục. Vì vậy dù cho hacker có sử dụng từ điển để tấn công cũng không thể dò được mật khẩu.

Tấn công mật khẩu bằng từ điển là công cụ hỗ trợ các hacker dò cùng lúc nhiều username và password đến khi đăng nhập thành công. Nhiều người dùng có thói quen đặt mật khẩu là các cụm từ đơn giản, dễ nhớ như iloveyou, ancomchua,.. Đây chính là điểm yếu để phương pháp này dễ dàng xâm nhập.

– Giúp chống lại sự tấn công từ virus hoặc malware

Virus hay Malware sẽ không thể phá hoại đến các dữ liệu trong máy tính bởi chip TPM 2.0 sẽ nhận biết đó là hành vi sửa đổi dữ liệu không chính thống. Từ đó hệ thống sẽ báo cáo và người dùng có thể vào chế độ Safe mode để quét và diệt Malware hoặc Virus.

4. Vì sao TPM 2.0 cần thiết cho Windows 11?

Vấn đề bảo mật luôn luôn được người dùng quan tâm đến, do đó Microsoft muốn chắc chắn rằng hệ thống của họ được tăng cường bảo mật, tránh khỏi các cuộc tấn công của tội phạm không gian mạng, điều đó rất cần thiết cho sự xuất hiện của TPM 2.0. Đây là yêu cầu tối thiểu khi người dùng muốn cài đặt được Windows 11.

5. Cách kiểm tra máy tính có trang bị chip TPM 2.0 để cài Windows 11

Bạn có thể làm theo những thao tác dưới đây để kiểm tra xem máy tính của mình có trang bị chip TPM 2.0 hay không nhé.

– Bước 1: Từ bàn phím nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp lệnh Run.

– Bước 2: Nhập dòng lệnh tpm.msc

– Bước 3: Quan sát trong cửa sổ Trusted Platform Module (TPM) > Mục Specification Version có ghi 2.0 > Tức là máy bạn đã được trang bị chip TPM 2.0 và có thể tiến hành cài Windows 11.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin về TPM 2.0 và lí do cần có để cập nhật Windows 11. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và hẹn gặp lại.