Chia sẻ Truyền hình kỹ thuật số mặt đất là gì? Đặc điểm và lợi ích của DVB-T2 là chủ đề trong nội dung hôm nay của chúng tôi. Theo dõi bài viết để hiểu thêm nhé. Truyền hình số mặt đất DVB-T2 được xem như một bước cải tiến công nghệ dành cho việc phát sóng truyền hình từ dạng Analog (tín hiệu tương tự) truyền thống sang Digital (kỹ thuật số). Cùng tìm hiểu tuyền hình kỹ thuật số mặt đất là gì cũng như các đặc điểm và lợi ích của DVB-T2 qua bài viết dưới đây nhé!
1. Truyền hình kỹ thuật số là gì?
Truyền hình kỹ thuật số (Digital Television) là một hệ thống viễn thông phát và nhận tín hiệu hình ảnh, âm thanh qua tín hiệu kỹ thuật số (digital), khác với các tín hiệu tương tự (analog) trên các đài truyền hình truyền thống.
Truyền hình kỹ thuật số thu âm thanh và hình ảnh thông qua tín hiệu kỹ thuật số
Hình ảnh được truyền qua tín hiệu kỹ thuật số có độ phân giải cao hơn so với TV analog và sử dụng tỷ lệ khung hình màn hình rộng (thường là 16:9), khác với khung hình hẹp ở TV analog.
Truyền hình kỹ thuật số có thể loại bỏ hoàn toàn hiện tượng nhiễu vốn là nhược điểm của truyền hình analog thông thường, ngoài ra, truyền hình kỹ thuật số còn không bị ảnh hưởng bởi các tia sóng phản xạ, sấm sét,…
Truyền hình kỹ thuật số có thể khắc phục những nhược điểm về hình ảnh của truyền hình analog cũ
Truyền hình kỹ thuật số được chia làm 3 loại:
– DVB-T2: Truyền hình số mặt đất.
– DVB-C: Truyền hình số hữu tuyến.
– DVB-S/S2: Truyền hình số vệ tinh.
2. Truyền hình kỹ thuật số mặt đất là gì?
Truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T2 (Digital Video Broadcasting – Terrestrial) là công nghệ truyền tín hiệu kỹ thuật số vô tuyến, trong đó tín hiệu được truyền bằng sóng radio từ một trạm phát của đài truyền hình trên mặt đất đến thiết bị thu qua ăng-ten.
Truyền hình DVB-T2 dùng công nghệ truyền tín hiệu kỹ thuật số vô tuyến
3. DVB-T2 có lợi ích gì?
Truyền hình kỹ thuật số DVB-T2 có thể truyền hình ảnh với chất lượng HD, hình ảnh cho ra có độ phân giải 720p, phù hợp với các công nghệ màn hình sắc nét trên TV. Một ưu điểm nổi bật nữa là DVB-T2 hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi thời tiết (mưa, gió, sấm sét,…) như truyền hình analog trước đây.
Ngoài ra, hệ thống âm thanh của DVB-T2 còn được hỗ trợ tới 5 kênh thay vì âm thanh đơn (mono), vì vậy chất âm cho ra rất rõ ràng, chi tiết và có chiều sâu.
Hệ thống âm thanh trên DVB-T2 cho ra chất âm tốt
Theo số liệu do các hãng sản xuất điện tử nổi tiếng như Samsung, Sony hay LG cung cấp thì những chiếc TV của họ có thể thu được ít nhất là 15 kênh truyền hình hoàn toàn miễn phí. Hơn thế nữa, số lượng kênh nhiều hay ít phụ thuộc vào tốc độ nguồn thu của ăng-ten.
Ngoài những kênh miễn phí, bạn cũng có thể xem thêm các kênh DVB-T2 có trả phí thông qua khe cắm CI+ trên một số mẫu TV, tuy nhiên hình thức này vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam.
Khe cắm Cl+ cho phép bạn xem các kênh truyền hình có trả phí
4. Làm thế nào để biết TV hỗ trợ DVB-T2
Để nhận biết liệu TV của bạn có được hỗ trợ DVB-T2, bạn có thể kiểm tra tem dán ở góc TV xem có in logo của DVB-T2 hay không.
Tem dán DVB-T2 trên TV
Một cách khác để bạn có thể kiểm tra là vào phần Cài đặt (Settings) của TV tìm mục Digital Televison hoặc Digital Set-up, nếu TV có mục Digital trong cài đặt thì đó chính là TV được hỗ trợ DVB-T2.
Kiểm tra ở phần Cài đặt để nhận biết TV có hỗ trợ DVB-T2 hay không
5. DVB-T2 có thực sự cần thiết?
Tuy hiện nay có nhiều nguồn phát sóng mới, nổi trội là từ Internet với Smart TV hoặc các TV Box với đa dạng các nội dung cho bạn lựa chọn hoặc một số dịch vụ truyền hình cáp khác, truyền hình DVB-T2 vẫn là một lựa chọn cần thiết đối với khách hàng ở những khu vực mà tín hiệu truyền hình cáp không đi tới hoặc tốc độ mạng thấp. Ngoài ra, trong những trường hợp bị rớt mạng, khách hàng vẫn còn nhiều lựa chọn kênh trên DVB-T2 để phục vụ cho nhu cầu giải trí của mình.
DVB-T2 vẫn là một lựa chọn cần thiết vì sự ổn định so với Internet hay truyền hình cáp
6. Lộ trình số hóa DVB-T2
Để thực hiện lộ trình số hóa DVB-T2, tất cả các tỉnh thành được chia thành 4 nhóm nhỏ và được số hóa theo thứ tự như sau:
– Nhóm I
Thời gian thực hiện 2012 – 2015, bao gồm 5 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội (cũ), Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
– Nhóm II
Thời gian thực hiện 2013 – 2016, bao gồm 26 tỉnh:
Hà Nội (mở rộng), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang.
Lộ trình số hóa DVB-T2 tại Việt Nam
– Nhóm III
Thời gian thực hiện 2015 – 2018, bao gồm 18 tỉnh:
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.
– Nhóm IV
Thời gian thực hiện 2017 – 2020, bao gồm 15 tỉnh:
Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
Bài viết trên đã gửi đến bạn một số thông tin về cách hoạt động cũng như những lợi ích của DVB-T2. Xin cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!